Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

VIÊM XOANG



Sep 27, 2010 1:29 PMPublicPageviews 99 0
Xoang là những mảnh xương vùng mặt được cấu tạo không đăc mà đầy lổ hang,có các dây thần kinh và đặc biệt là máu ra vào rất nhiều. Xoang bị viêm khi nhiễm trùng hoặc máu ứ lại và hoại tử  trong nó. DC-ĐKLP điều trị bệnh này rất tốt vì ngoài tính kháng viêm còn tính khai thông tuần hoàn huyết ở  đây.
Có hai loại xoang: xoang cạn (xoang hàm trên, xoang trán, xoang sàn trước) và xoang sâu (xoang sàn sau, xoang bướm), tổng cộng có 5 xoang. Ngoài ra trên thực tế ta thấy thỉnh thoảng có bệnh nhân bị viêm cả xương sóng mũi, tuy nhiên đây không được coi là xoang. Trên thực tế người ta hay dùng từ VIÊM XOANG MŨI. Khi viêm hai xoang trở lên thì gọi là viêm đa xoang. Đa số bệnh nhân bị viêm đa xoang.
Điều trị viêm xoang mãn: hàn chứng thì day có dầu bộ Tiêu Viêm Khử Ứ, 300, bộ vị phóng chiếu các vùng xoang. Nhiệt chứng: day bộ huyệt nêu trên không có dầu, lăn đinh hay lăn gai các vùng xoang.
Điều trị viêm xoang cấp: Khi viêm xoang mãn thỉnh thoảng xoang bị viêm cấp thì bệnh nhân có sốt. Cần chẩn đoán hàn nhiệt để  dùng kỹ thuật thích hợp. Nếu hàn chứng thì cần hơ nóng và xoa dầu theo phác đồ nêu trên 3 lần mỗi huyệt và vị trí các xoang; khi hết sốt thì ngưng hơ và điều trị tiếp theo viêm mãn do hàn. Nếu nhiệt chứng thì đây là có nhiễm trùng, dùng nước đá áp lạnh hoặc lăn đinh và kết hợp với kháng sinh hoặc vạch theo 6 vùng phản chiếu bạch huyết cho nhanh. Sau khi bệnh nhân hết sốt thì ta lại điều trị theo cách trị viêm xoang mãn. Không nên hơ hay áp lạnh thêm, có thể gây hậu quả không tốt cho bệnh nhân sau này.

Kiêng cử: kiêng tuyệt đối các thức ăn uống sau: các thức từ tủ lạnh,các thức chua, gà, mắm, nếp.
Trung bình  từ 3 đến 7 lần điều trị là bệnh nhân hết nhức đầu. Nhưng các xoang chưa khỏi viêm hẵn, cần điều trị tiếp cho đến hết sinh huyệt các vùng xoang. Được như vậy, bệnh nhân mới khó tái phát bệnh. Tuy nhiên cần kiêng cử thức lạnh lâu dài vài tháng sau đó.
Khi điều trị xong, bênh nhân có thể ăn uống bình thường nhưng không nên lạm dụng các thức lạnh và các thức gây viêm như đã nêu trên. Vì cơ thể bệnh nhân kém chịu đựng các loại thức ăn uống này.

 


Lương y  Tạ Minh

ĐIẾU NGÃI CỨU: NĂNG LỰC VÀ TÁC HẠI.


May 4, 2011 1:40 AMPublicPageviews 85 0
Bệnh do lạnh gây ra thì phải đuổi khí lạnh đó đi. Đó là nguyên lý chữa bệnh. Làm cho ấm cho nóng để đánh tan khí lạnh có 2 giải pháp: thuốc và hơ ngãi cứu. Thuốc có rất nhiều nào là Phụ-tử, Quế, Khương….vv. Nhưng có nhiều bệnh nhân đã được điều trị bằng phương thang (thuốc Bắc,Nam), nhìn toa thuốc thấy rất hợp với lý của bệnh mà bệnh vẫn không khỏi…..kỳ lạ thiệt. Việc này xin để quý Đông Y Sĩ suy xét.
Ở đây tôi chỉ bàn về điếu ngãi cứu trong việc hơ nóng để chữa các bệnh do lạnh gây ra.
Ngãi cứu rất quen thuộc với người phương Đông: Ăn, đắp, chườm, uống nước sắc và đốt nóng áp vào da là các biện pháp thường được dùng để chữa bệnh. Ngãi cứu tỏ ra rất hữu hiệu trong những bệnh do lạnh.
Trong thời gian qua các anh chị em học DC và sử dụng điếu ngãi cứu để chữa bệnh đã gặt hái nhiều thành công có khi là thần kỳ. Nhưng cũng không ít lần thất bại mà không hiểu vì sao, mặc dù khi trị thì ngay tức thời BN dễ chịu, sảng khoái ngay. Thậm chí có khi bệnh tăng lên dần….. và các bạn bị rối. Bệnh nhân biến mất, không kịp tạo cơ hội cho các bạn sữa chữa.
Khởi đầu
Năm 1988, trước khi đi Cuba, thầy Châu bắt đầu nghiên cứu dùng nhiệt tác động các huyệt trên mặt. Tôi là người đầu tiên được ông tiết lộ và chứng kiến việc này. Lúc đó, ông dùng điếu thuốc lá. Nhưng sau khi đã có một vài ca có kết quả tốt, ông bảo tôi tìm cách quấn ngãi cứu giống như điếu thuốc lá để dùng. Tôi đi mua một bàn vấn thuốc lá, giấy quyến và ngãi cứu xay. Hì hục vài lần rồi cũng vấn được điếu ngãi để dùng. Thế là dần dần kỹ thuật hơ ngãi cứu trong DC-ĐKLP được hình thành. Nhưng chưa kết luận được gì nhiều thì thầy Châu phải lên đường sang Cuba theo lời mời của họ. Ông giao tôi nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu và phổ biến, yêu cầu các thầy cô cộng tác viên trong Trung tâm DC-ĐKLP áp dụng.
Ngay khi biết chúng tôi dùng ngãi cứu hơ huyệt trên mặt, hầu hết các cộng tác viên đều phản đối. Phản đối mạnh mẽ nhất là anh Hình Ích Viễn, Đào Trường Khánh. Vì hai vị này đều là dân Đông-y lâu năm. Anh Viễn là nghề gia truyền, anh Khánh thì đã biết đã dùng châm cứu 20 năm trước khi gia nhập nhóm DC. Hai vị đưa ra ý kiến: cấm cứu huyệt trên mặt, việc này có ghi trong các y văn Châm cứu. Lý do mặt là nơi tụ hội Dương khí, nếu cứu vùng mặt rất dễ gây thoát Dương. Lý này thầy Châu và tôi cũng biết. Ai đã từng học về Đông y hay châm cứu đều biết. Phần tôi, sau khi chứng kiến vài ca bệnh được hơ ngãi có hiệu quả rõ rệt, tôi tin rằng thầy Châu đang đúng hướng. Và tôi ũng hộ hết mình…hihi.
Nhưng với anh Viễn, tôi là học trò về Đông y của anh; với anh Khánh tôi lại là đàn em xa lắc từ tuổi đời đến tuổi nghề….thuyết phục hai vị này không dễ chút nào. Thầy Châu lại giao nhiệm vụ mà tôi biết là khá quan trọng để phát triển các kỹ thuật chữa bệnh của môn phái.Nhưng thoạt đầu lúc ấy tôi không đủ kiến thức và lý luận để thuyết phục các vị. Tôi đành tự nghiên cứu tiếp trên BN của mình để xác minh giá trị kỹ thuật mới này. Sau một thời gian ngắn,khi xác định được rồi tôi bèn lân la “cù rũ” các anh chị em khác nhưng ai cũng lắc đầu vì thấy hai vị kia chưa ũng hộ. Tôi bèn đổi chiến thuật, tấn công thẳng vào hai vị đầu đàn về Đông y của nhóm.
Trước hết tôi chọn anh Khánh vì anh dễ tính hơn…..hihihi. Tôi lân la qua ca làm việc của anh Khánh (5g-7g chiều thứ 3-5-7). Ngồi bên cạnh xem, lựa ca nào có vẽ ù lì không chuyển biến, tôi đề nghị anh cho phép tôi hơ nóng cho BN. Thế là, trước những thành công cụ thể đó, anh Khánh cũng bắt đầu ũng hộ việc hơ nóng huyệt trên mặt. Và các anh chị em khác cũng lục tục theo sau. Vì trước đó, các CTV chỉ nghe thầy Châu và tôi trình bày trong buổi họp chuyên môn mà không chứng kiến trực tiếp chúng tôi làm ra sao, hiệu quả như thế nào. Chỉ còn anh Viễn là cương quyết không dùng kỹ thuật mới này. Tôi đành chịu thua anh, sư phụ mà………hihi.
Khi thầy Châu từ Cuba về -cuối năm 1988, vấn đề đầu tiên ông hỏi tôi là việc phát triển ngãi cứu tới đâu (lúc ấy tôi đang là trợ lý cho ông). Sau khi nghe tôi báo cáo, Ông cười “vậy cũng được rồi, Viễn giỏi Đông y nhưng rất bảo thủ…kệ nó, từ từ rồi nó cũng thay đổi”. Ấy vậy mà mãi đến năm 1992, sau khi từ Nga về tôi báo cáo những ca bệnh thành công đặc sắc nhờ ngãi cứu ở Nga, “thầy Viễn” của tôi mới chịu dùng ngãi cứu hơ các huyệt trên mặt cho BN nhưng rất hạn chế. Anh luôn nhắc nhở tôi việc phải cẩn thận trong kỹ thuật này. Việc này mãi sau rồi tôi cũng chứng nghiệm.
Diễn biến.
Rốt cuộc, trong kỹ thuật hơ ngãi,tôi có hai vị sư phụ. Mỗi người một kiểu, ai cũng đúng cả và tôi may mắn tiếp thu được tinh hoa của cả hai vị. Nhưng cái tinh hoa của anh Viễn thì đến năm 1992 tôi mới nhận ra được trên thực tế lâm sàng lần đầu tiên từ một ca viêm đa xoang.
Năm 1988, khi thầy Châu từ Cuba trở về, tôi nhận nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh về mũi, xoang. Sau 2 năm, tôi tìm ra cách chữa mũi và xoang đạt hiệu quả cao. Về mũi thì còn có thất bại khi gặp viêm mũi dạng nghẹt (có polyp). Nhưng về xoang thì bách chiến bách thắng (lúc đó tôi nghĩ vậy) nhờ điếu ngãi cứu, kể cả viêm đa xoang. Nhất là khi đi Nga làm việc, điếu ngãi đưa đến cho tôi những thành công thần kỳ khiến tôi lại càng mê điếu ngãi và quên bẵng dặn dò của thầy Viễn.
Sau khi ở Nga về 1992, tôi nhận một BN nữ viêm đa xoang, đã lâu năm, là thân chủ thường xuyên của Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM,phải súc xoang và uống kháng sinh liên tục từng đợt. Hơ lần đầu xong BN cảm thấy dễ chịu, phấn khởi. Lần thứ nhì, vừa ngồi xuống cô nói “em nghe danh thầy chữa viêm xoang rất giỏi, nhưng sao trị xong về nhà, đầu em lại đau hơn? Hay là bệnh chuyển phải không thầy?”. Hiện tượng này đôi khi cũng có trong lâm sàng, nên tôi an ủi cô “có lẻ vậy, bình tỉnh đi, sẽ khỏi thôi”. Nhưng tôi cũng thắc mắc vì đây là lần đầu tiên bị phản tác dụng. Tôi nghĩ rằng có lẻ mình chưa mạnh tay, thế là tăng liều. Điều trị xong, cô cho biết không giãm đau chút nào mà có vẽ còn tăng lên. Tôi ngạc nhiên và bắt đầu bối rối. Lần thứ ba cô trở lại, cô khóc “không biết sao, từ khi chữa ở thầy đầu em ngày càng đau, chắc em lại phải đi BV thôi, thầy nghĩ sao?”. Tôi đành tuyên bố đầu hàng bệnh của cô và khuyên cô đi BV như cô tỏ ý. Lòng tôi đầy thắc mắc mà không tìm ra giải đáp.
Một thời gian ngắn sau đó, tôi đọc được một bài viết về viêm xoang, đề cập đến viêm xoang mũ là một thể đặc biệt nặng trong viêm xoang. Tôi vở lẻ. Thế là tôi hại cô ấy mà không biết, tôi đau lòng và ân hận lắm (vì cái dốt của mình) nhưng không thể nào khắc phục được sai lầm của mình vì không liên lạc được với cô. Lại càng buồn hơn khi cô là BN rất nghiêm túc khi trở lại lần thứ ba để thông báo bệnh trạng và xin ý kiến của tôi. Hiếm có ai chịu khó trở lại khi không có kết quả như cô. Thế là tôi còn phải mang ơn cô vì nhờ cô mà tôi biết nghiên cứu của mình còn lổ hổng. Và nhờ đó mà lời dặn dò của thầy Viễn mới in sâu trong lòng tôi được cho đến bây giờ. Vì thường thì BN biến mất sau vài lần điều trị, có khi chỉ sau lần điều trị đầu tiên mặc dù được người thân giới thiệu đến tôi.
Sau đó, cuối năm 1992, tôi lại nhận một ca tương tự. Lần này, tôi không dám hơ nóng nữa mà chỉ dùng dầu để trị. Thoạt đầu bệnh giãm nhanh, nhưng sau đó bệnh lại dừng và có chiều hướng tăng lên lại. Nhờ kinh nghiệm và tôn trọng nguyên tắc chẩn đoán về hàn nhiệt, tôi khám phá ra rằng cô BN thứ hai này viêm xoang với cả hai thể hàn và nhiệt. Tôi đổi kỹ thuật, thế là thành công hoàn toàn. Từ đó tôi không bao giờ dùng ngãi cứu trong viêm xoang và không còn bị thất bại ê chề như xưa. Trị VX như thế nào, bạn đọc hãy tìm đọc trong Blog này nhé.
Chưa hết, thỉnh thoảng tôi lại gặp hiện tượng xấu khi dùng ngãi cứu mà không suy xét cẩn thận. Đó là các hiện tượng; khô người khát nước, mất ngũ, chán ăn, tăng huyết áp, táo bón, ra mồ hôi nhiều hơn, mệt mỏi bứt rứt, đau nhức hơn, hiện tượng viêm tăng lên….vv….
Lý giải hiện tượng
Sức nóng là nhiệt năng, làm tan khí lạnh, làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích thần kinh hoạt động mạnh hơn giúp các tổ chức do nó điều khiển phát huy tối đa chức năng. Là nhiệt năng nên tăng sinh lực cho cơ thể bằng cách biến đổi sang các dạng năng lượng khác (điện năng,hóa năng, từ năng…cần thiết, dĩ nhiên là không quá liều).Đó là năng lực của ngãi cứu.
Sức nóng làm khô vật chất, trong cơ thể thì còn làm hao huyết-dịch. Đó là mặt trái của ngãi cứu.
Vì thế, khi xoang có mũ, ta hơ nóng sẽ khiến mũ bị khô lại cô đặc hơn khó lòng tan được. Thần kinh lại được kích hoạt tăng cường nên tăng cảm giác đau.
Vì thế, với các bệnh ở gân càng hơ gân lại càng khô cứng khiến vận động khó khăn hơn vì gân là tổ chức có nhiều dây thần kinh mà mạch máu lại ít, việc dinh dưỡng khá khó khăn. Tuy rằng khi mới hơ xong, khớp có vẻ mạnh hơn lên nhờ thần kinh được kích hoạt, BN có thể có cảm giác dễ chịu hơn ngay lúc đó, nhưng đó chỉ là cảm giác chớ chưa chắc là có hiệu quả điều trị. Hiệu quả điều trị chỉ được nhận định đúng sau khi bệnh giãm kèm theo cảm giác dễ chịu.
Vì thế với các dạng u xơ, u bướu thể cứng càng hơ nó lại càng cứng hơn. Mặc dù, sau vài lần điều trị, khối u nhỏ đi. Nhưng một khối u bao giờ cũng gây bế tắc quanh nó khiến khối u to hơn trên hình ảnh siêu âm hay CT,MRI. Khi hơ nóng, các bế tắc xung quanh được giải tỏa nhưng cục nhân thì không đổi và còn có thể cứng hơn nữa. Vì thế, mới trị thời gian ngắn, thấy hình ảnh khối u nhỏ lại không có nghĩa là trị được khối u. Tương đối, hơ ngãi thích hợp với các u-nang, nhưng dùng dầu vẫn đạt hiệu quả mà an toàn hơn, vì nang không chỉ chứa nước thuần túy. Nang chứa huyết tương gồm nước và các sinh chất khác, nước chỉ là dung môi cho nhiều chất hòa tan có trong huyết tương. Nước khô đi thì các chất kia cũng cô đặc lại. Vì vậy mà tôi dùng chữ tương đối.
Kết luận
Hơ Ngãi cứu rất tuyệt vời, rõ ràng với những trường hợp nhiễm lạnh nặng, không dùng điếu ngãi là không xong, nhưng xin hãy để ý đến mặt trái của kỹ thuật này.
Hà Nội,5-4-2011.

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP.

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP.
Jul 17, 2011 9:36 AMPublicPageviews 158 2
 Bài này có thể dùng chung cho các trường hợp viêm đau khớp, trừ trường hợp có nguyên nhân thoái hóa khớp, bệnh Gút.
Triệu chứng lâm sàng: đau khớp là triệu chứng chính, sưng hoặc không sưng hoặc đỏ hoặc nóng hoặc lạnh là các triệu chứng phụ (là triệu chứng có thể có có thể không). Thể trạng không nói lên điều gì, có nghĩa người ốm hay mập đều có thể mắc bệnh này.
Theo Đông y là do “phong hàn thấp tà ứ đọng ở khớp, uất lâu hóa hỏa, khí trệ huyết ứ”. Theo Tây y là bệnh tự miễn nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Theo tôi, bản chất của bệnh này là do âm dương mất cân bằng hay suy yếu, khí huyết kém. Trên lâm sàng  có 2 dạng âm và dương chứng. Từ đây chia ra các chi tiết khác.
Dương chứng: khớp đau, sưng, đỏ, nóng. Chẩn đoán cần hội đủ các hiện tượng sau: huyết áp dương chứng hoặc quân bình. Niêm mạc một lớp đỏ tươi hoặc đỏ tối (không tươi), đôi khi hai lớp nhưng lớp ngoài luôn đỏ. BN sợ nóng. Bàn chân ấm hay nóng.
Có 3 trường hợp:
·         Thuần túy do nhiệt thấp: bàn chân ấm, không sốt. Điều trị: day Tiêu Viêm ở mặt, trừ thấp ở bàn chân và mặt,phản chiếu khớp đau. Day khai thông quanh khớp. Nếu BN có cảm giác nóng người có thể day Bộ Giáng trước. Tuy nhiên không nên lạm dụng bộ Giáng trong trường hợp này, khi BN thấy không nóng người nữa là ngưng vì dùng lâu sẽ hại nguyên khí của BN.
·         Có nhiễm trùng: bàn chân nóng, người sốt. Day bộ Giáng, Tiêu Viêm, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp. Cũng có thể dùng bộ Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.
·         Âm hư huyết kém, có thấp nhiệt: bàn chân ấm, người không sốt. Day Bổ Âm Huyết ở bàn chân và mặt, lọc thấp, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.Kết quả chậm.
Âm chứng: khớp đau. Chẩn đoán cần hội đủ các hiện tượng: huyết áp âm chứng hoặc quân bình,niêm mạc mắt hồng, nhạt tới trắng, đôi khi hai lớp nhưng lớp trong luôn nhạt hay trắng lớp ngoài chỉ hồng tươi hay hồng tối. BN sợ lạnh. Bàn chân mát tới lạnh. Đôi khi khớp cũng sưng,ấm, hồng (khác với nóng đỏ; điểm này khi gặp nhiều thì phân biệt không khó. Âm chứng mà có ấm hồng ở khớp là do bế tắc vi mạch gây ra chớ không phải là nhiệt tà). Đôi khi có trường hợp niêm mạc mắt đỏ toàn bộ (đây là do hàn thấp quá nhiều ép nhiệt xông lên trên che lấp hiện trạng thực tế của huyết).
Có 3 trường hợp:
·         Thuần túy do hàn thấp: bàn chân lạnh, người sợ lạnh, niêm mạc mắt có thể đỏ tối toàn bộ. Điều trị: nhẹ thì hơ có dầu Bổ Trung,cào dầu Trừ Thấp ở bàn chân. Nặng thì hơ Bộ Thăng, hơ trừ thấp ở bàn chân. Hơ khai thông quanh khớp có dầu hay không dầu cũng được. Chú ý: Không làm ở mặt nếu mặt không lạnh. Nếu mặt mát lạnh thì day có dầu Bộ Thăng, cào đầu Trục Thấp. Cần khám lại ở lần điều trị kế tiếp để chẩn đoán lại và thay đổi phác đồ khi thấy niêm mạc mắt thay đổi.
·         Dương hư: bàn chân lạnh, người sợ lạnh, niêm mạc mắt nhạt đều hay hồng đều. Điều trị: hơ có dầu Bộ Thăng ở bàn chân, day dầu ở mặt Bộ Thăng, hơ khai thông quanh khớp, có dầu hay không dầu cũng được.
·         Dương hư kèm Âm hư lẫn khí huyết kém: bàn chân mát tới lạnh, người sợ lạnh lẫn nóng, niêm mạc mắt nhạt tới trắng. Trường hợp này khó, hiệu quả chậm hơn các trường hợp nêu trên. Tùy bàn chân mát hay lạnh. Bàn chân mát thì chỉ day dầu bộ Bổ Âm Thăng, Lọc thấp ở bàn chân; ở mặt thì day Bổ Âm Thăng rồi Lọc Thấp, phản chiếu. Day dầu khai thông quanh khớp (không hơ). Bàn chân lạnh thì hơ (không có dầu) Bổ Âm Thăng ở bàn chân. Ở mặt thì nếu mặt bình thường, chỉ day Bổ Âm Thăng, lọc thấp,phản chiếu. Nếu mặt mát lạnh thì có thể day như trên mà có dầu. Day dầu khai thông quanh khớp.
Nêu trên chỉ là 6 trường hợp điển hình của bệnh đau viêm khớp. Trên thực tế có thể có sự pha trộn nhưng chỉ là pha trộn của thấp vào mà thôi. Như Dương hư kèm thấp hàn, Âm hư kèm thấp nhiệt, Âm Dương lưỡng hư kèm thấp hàn lẫn thấp nhiệt…vv.. Nhất là khi có thấp, yếu tố này sẽ che lấp các hiện trạng thực tế của huyết khiến ta khó chẩn đoán hơn. Vì vậy luôn khám lại trước khi điều trị là việc phải làm để có thể bám sát thực tế lâm sàng. Nếu theo đúng phương hướng này có lúc bạn sẽ thấy hôm trước niêm mạc mắt đỏ rực mà lại hôm sau trắng bệt, lúc này mới thật sự biểu lộ huyết của BN rất kém. Vì thế, dù chưa giỏi Đông y, chưa biết bắt mạch bạn vẫn có thể chẩn và trị được một số bệnh khó mà ít sai lầm.
Có những trường hợp BN viêm khớp do nhiễm trùng, đã uống kháng sinh theo toa BS, đã hết sốt, đã giãm sưng đau nhưng không khỏi hẵn. Đó là vì CHÍNH KHÍ SUY (Âm Dương suy hay mất cân bằng,Khí Huyết kém). Nếu không điều bổ âm dương khí huyết cho BN thì khó lòng khỏi bệnh, nếu có khỏi thì lại tái phát trong một ngày không xa.
Như đã trình bày trong tài liệu của tôi. Một bệnh cụ thể đôi khi chỉ là tại chổ, nhưng hầu hết đều do tổng trạng suy yếu mà ra (chính khí suy). Nếu chỉ chữa tại chổ mà không điều chỉnh tổng thể (phục hồi chính khí) thì tuy bệnh có giãm hay khỏi nhưng sẽ tái phát sớm. Tất cả những điều này tôi đã trình bày trong phần “Nguyên tắc chẩn đoán” và “Nguyên tắc điều trị”. Các bạn cần đọc kỹ và nghiên cứu kỹ hai phần này để hiểu và áp dụng được phần “Các bệnh thường gặp” trong “GIÁO ÁN CHẨN TRỊ BỆNH BẰNG DC-ĐKLP KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y” của tôi.
LƯU Ý: day có nghĩa là day không có dầu, day dầu là day có chấm dầu vào que dò hay huyệt hay vùng tác động. Hơ có nghĩa chỉ hơ, hơ dầu là hơ mà có chấm dầu vào nơi hơ. Các bạn không nên tự ý thêm thắt theo thói quen. Hãy từ bỏ các thói quen,lúc nào cũng lăn rồi day rồi hơ….vv . Sẽ viết về đề tài kỹ thuật sử dụng dụng cụ và tác dụng, tác hại của chúng khi dùng sai.
Vài lời tâm huyết, xin quý DIỆN CHẨN VIÊN lưu ý…………
. Luong y Tạ Minh.TP.Thái Bình 17-7-2011.

CA BỆNH ĐẶC BIỆT KHIẾN TÔI LẦM TƯỞNG.



Sep 11, 2011 9:30 AMPublicPageviews 137 5
Đọc tựa đề hẵn các bạn thắc mắc : lầm tưởng điều gì ?
Xin thưa: lầm tưởng DC là vô địch !......hic.
Ngày ấy thuộc năm 1986, tôi vào nghề DC được vài tháng. Có 3 BN nữ, một chị là vợ của một anh bạn, 2 người kia là bạn của chị này. Chị vợ anh bạn ở gần nhà tôi, còn hai người kia ở vùng cầu Hậu Giang. Trong đó có một chị mang bệnh đã 6 năm, chạy chữa nhiều nơi mà không khỏi hẵn. Trong các vị thầy Đông y đã chữa cho chị, có 4 vị tôi có nghe danh. Một vị là một linh mục ở nhà thờ Ba Chuông, một vị Đông y Sĩ ở chợ An Đông, một vị ở ngã ba Bà Quẹo, và vị nổi danh nhất mà tôi đã thố lộ “thành danh từ khi tôi hỉ mũi chưa sạch” đó là danh y Khương Duy Đạm năm đó cụ đã 80 tuổi. Khi nghe chị khai bệnh tôi đã hoãng hồn vì lí do mình mới chập chững, còn các vị kia ai cũng thành danh lâu rồi, lại còn kèm thuốc Bắc, Nam. Nhưng tôi cũng nhận chữa coi sao…hihi.
Bệnh chứng của chị:
-        Đau nhức cánh tay phải từ vai đến các ngón tay, sau khi chữa nhiều nơi chỉ còn lại triệu chứng đau cùi chỏ khi co duỗi tay, bàn tay khó mở-nắm. Mở ra thì nắm lại không được mà nắm lại thì mở không được, cần dùng tay kia hổ trợ.
-           Tê mặt ngoài đùi trái theo kinh Đởm, mất cảm giác đến mức không hề biết nóng nên chị bị phỏng 12 vết nặng, sâu dọc theo vùng tê khi người ta cứu (theo kỹ thuật cũ: đặt mồi ngãi trực tiếp lên da).
-           Đau một điểm vùng gối phải nằm trên kinh Can.
   Tuy mới vào DC nhưng trước đó tôi đã đọc sách về Đông Y, Châm Cứu từ lâu (đã kể lể trong bài “Biết, không biết, tin, không tin” ) nên tôi đã biết khá nhiều.
Tôi dò phản chiếu cùi chỏ phải theo ĐH Dương, thấy 98+ đau nhói, châm vào, lập tức chị co duỗi cánh tay dễ dàng không đau nhưng bàn tay vẫn cứng. Tôi châm thêm 130+, vẫn không thay dổi gì. Tôi bỏ qua, xoay ra dò phản chiếu gối, không tìm thấy sinh huyệt, bí quá tôi dò thử 50 thấy đau, châm vào thì lập tức chổ đau nơi gối phải của chị biến mất. Tôi và cả 3 BN đều ngạc nhiên, và có lẻ tôi mới là người ngạc nhiên nhất.......
Phát huy thắng lợi, tôi thử dò 41, thấy đau, tôi châm 41. Chị sờ thử đùi trái (ngoài quần), chị la lên “biết cảm giác rồi”, rồi hình như chưa tin tưởng lắm, chị vén quần lên sờ vào vùng này rồi chị cười “hết tê rồi………….”. Chúng tôi đều mừng rỡ….và có lẻ tôi mừng nhất…..hihihi.
Hôm sau, chị đến khoe hai chổ kia hết hẵn rồi,cánh tay co duỗi thoải mái, chỉ còn bàn tay vẫn cứng chưa mở - nắm tự nhiên được. Tôi lại dò rồi châm 19,130+. Không hiệu quả gì cả. Tôi bí, không dám châm thêm, mới vô nghề mà………hihihi.
Hôm sau nữa, thấy chỉ có hai chị đến, còn ca bệnh đặc biệt vắng mặt, tôi hỏi mà hơi lo lo….hic
. Chị ở Hậu Giang nói chị kia hết hoàn toàn rồi nên không đi nữa. Chị kể lại là hôm qua, châm xong, khi đi về, xuống xe buýt, chị ấy vì sợ té, vô tình chụp vào thanh sắt dọc cửa lên xuống, rồi khi xuống hẵn lề đường chị mới sực nhớ ra là bàn tay của chị không thấy vướng víu gì khi nắm và mở. Đứng trên lề đường, chị nắm rồi mở bàn tay phải của chị liên tục và la lên “tui hết bịnh rồi……”. Ca bệnh này làm tôi lâng lâng cả tuần các bạn ạ.....//// Và có ý nghĩ “DC vô địch”…..hihihi.
Cho đến khi chính thức vào làm việc với thầy Châu tại 19B Phạm Ngọc Thạch, quận 3, tôi mới té ngữa là không phải như vậy.
Thôi thì………..lúc đó tôi chỉ là chú “ngựa non”, “ếch ngồi đáy giếng” mà………..thông cảm, cười chút chơi chứ các bạn đừng cười dai........mỏi miệng ráng chịu à nha….hihihi
. Gò Vấp 11-9-2011.

MỘT KINH NGHIỆM DÙNG BỘ THIẾU DƯƠNG.



Sep 27, 2011 3:41 PMPublicPageviews 181 2

Một BN khai đau gối trái, không duỗi thẳng chân được. Chẩn đoán: viêm khớp gối. Điều trị theo phương hướng này hơn 1 tuần chỉ giãm mà không khỏi hẳn. Tình cờ BN vươn vai và phát hiện ra khớp vai trái của mình cũng đau nhẹ và không đưa tay thẳng tay lên bằng tay phải được. Tôi xoay qua hơ bộ Thiếu Dương, huyệt tỉnh và nguyên của hai kinh Tam Tiêu và Đởm; mỗi huyệt 3 lần. Chỉ một lần điều trị này, bệnh khỏi hoàn toàn.
Vì đây là bệnh thuộc kinh cân Thiếu Dương Đởm và Tam Tiêu. Bên ngoài rất giống với viêm khớp nhưng bản chất bên trong thì khác hẵn nên các bạn thấy không có bộ Tiêu Viêm, không có sinh huyệt phản chiếu mà gối và vai vẫn hết sưng đau. Nếu không biết về bệnh chứng kinh Cân, khó lòng thành công hoàn toàn nhanh chóng như vậy.
Nếu không biết, cố chữa, quá tay, sẽ sinh thêm chứng khác cho gối và cho tổng thể của BN.

QUẸT QUẸT MẤY CÁI MÀ HƠN CHÂM KIM, HƠ NGÃI.



Sep 28, 2011 4:45 PMPublicPageviews 175 1
Năm 1991, trước khi sang Nga, trong ca làm việc của tôi; một cụ ông dìu cụ bà vào nhờ tôi chữa chứng đau lưng của bà. Hai cụ đều trên 70 tuổi, gầy còm, bà thì ngoài đau lưng ra còn đang bị lao phổi giai đoạn 2. Cụ bà lưng đau không thể đứng thẳng được, phải lom khom. Lúc ấy, tôi khá bối rối vì không có phim ảnh gì cả, triệu chứng thì không rõ hàn hay nhiệt, không rõ nguyên nhân sâu xa của bệnh tuy bệnh mới phát chừng một tuần thôi. Bà chỉ nói “tự nhiên nó đau”…..Khám tại lưng thì lại không đau gì cả, chỉ đau ở vùng huyệt số 1 trên mặt. Ngay lúc đó,anh Viễn ghé chơi, tôi chụp ngay anh để nhờ anh tư vấn. Sau khi khám xong, anh nói “tinh suy”. Tôi xin anh phác đồ, lâu ngày không còn nhớ nhưng tôi châm cho bà theo chỉ đạo của sư phụ (anh Viễn là một trong những sư phụ Đông Y của tôi).Sau 30 phút, rút kim, bà cho biết không hề giãm chút nào.Tôi dùng ngãi hơ 3 lần vào huyệt 1 trên mặt, huyệt hút nóng khá mạnh. Bà cho biết cũng không thuyên giãm. Tôi đành để hai cụ dìu nhau ra về, thấy thương ghê: TÌNH GIÀ……hihi.
Hôm sau hai cụ lại đến, tôi quyết định không châm kim cũng không  hơ mà chỉ day vào sinh huyệt được tìm thấy: quanh vùng huyệt 1 ở mặt. Day xong bà cho biết “đở nhiều”, tuy nhiên bà vẫn cần tôi đở bà dậy (bà đang nằm, tôi thấy cụ quá yếu nên cho cụ nằm chớ không ngồi vì sợ bà xỉu trong khi chữa bệnh).
Hôm sau nữa, hai cụ lại đến. Tôi day tiếp y như cũ. Day xong, tôi nói cụ tự ngồi dậy xem sao. Thật kỳ diệu, bà từ từ ngồi dậy và nói “hết đau rồi”, cụ ông lật đật ghé đến định dìu bà đứng dậy, bà gạt tay ra “thôi…….không cần…..hết đau rồi…..kỳ quá”. Hai cụ sánh vai nhau ra về một cách ung dung như không hề có vấn đề gì đã xảy ra. Lòng tôi vừa thắc mắc vừa vui. Thắc mắc là không hiểu bệnh gì do đâu mà ra,lại chỉ hiệu quả với que dò….Vui vì chứng kiến cảnh hai cụ bên nhau: TÌNH GIÀ………và bà vẫn còn giữ tính e thẹn như thời con gái khi từ chối việc cụ ông đưa tay dìu bà trước mặt nhiều người qua hai chữ “….kỳ quá”……hihihi
. Ậy…….Diện Chẩn là vậy đó. Có những trường hợp thần kỳ không hiểu nỗi, không cần y lý gì cả…..mà cũng có những ca khó nhai, nuốt không trôi nếu không có y lý……….sẽ lần lượt kể hầu quý vị.

KÝ ỨC MỘT NON NỚT.



Oct 6, 2011 9:41 PMPublicPageviews 152 1
Khoảng đầu năm 1989,nghĩa là tôi đã trên 2 năm ngồi làm « ông thầy DC ». Lúc ấy, thuốc hiếm, BN rất đông ; mỗi ca làm việc tôi phải giải quyết từ 40-50 BN. Nói điều này để bạn đọc hiểu là tôi đã thu thập khá nhiều kinh nghiệm lâm sàng rồi. Ấy vậy mà…….có một ca bệnh mà cho tới giờ này luôn khiến tôi hổ thẹn  mỗi khi nhớ đến.
Một chị ở đường Lê quang Định, quận Bình Thạnh đến nhờ tôi chữa đau cánh tay phải. Vận dụng hết khả năng DC, kiến thức Tây y Đông y tổng quát đã thu thập, thế mà suốt một tháng trời bệnh chị không khỏi. Mỗi lần đến thì chị ra về trong thoải mái, nhưng hôm sau lại y như cũ. Lúc đó tôi đã biết và đã đề ra nguyên tắc « giãm ngay tại chổ nhưng hôm sau trở lại y như cũ là trúng ngọn mà không trúng gốc ». Nhưng………..xoay sở đủ kiểu tôi vẫn không giúp được chị khỏi hẵn bệnh. Cuối cùng, chị nói.
-          Nghe bạn bè giới thiệu thầy……… mà thầy cũng không chữa được. Một tháng rồi…..thôi ……….tui xin thầy cho tui nghỉ.
-          Dạ…….(chớ biết nói gì đây??!)
Tôi thắc mắc mãi về căn bệnh của chị mà không thể tự giải đáp.
Gần một năm sau, chị đến dẫn theo một người bạn nhờ tôi chữa bệnh. Tôi hỏi chị về cánh tay đau. Chị nói hết rồi. Chị kể chiều hôm đó, trên đường về chị ghé BS, BS bảo chị đo điện tim rồi kết luận chị bị thiếu máu cơ tim. Cho thuốc….thế là ổn.
Nghe xong, tôi chỉ muốn chui xuống đất mà trốn.
Một thời gian sau, tôi đọc được bài nói về Thiếu Máu Cơ Tim trong tạp chí Thuốc Và Sức Khỏe. Lần này thì tôi toát mồ hôi vì sợ và mừng.
Sợ……. vì hóa ra đau tay là một trong những triệu chứng của thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim là một bệnh hơi nguy hiễm vì nó dễ đưa đến « nhồi máu cơ tim ». Mà nhồi máu cơ tim lại gây tử vong (chết) khá nhiều trong các bệnh thuộc hệ tim mạch, nếu không thì là tai biến đưa đến liệt nữa người.
Mừng…… vì thật may là chị không bị nhồi máu cơ tim trong suốt quá trình theo tôi « chữa mò » !!!
Thế là từ đó, tôi lại cắm đầu học , học nữa. Tìm kiếm các sách chuyên khoa các hệ bệnh thuộc Tây y. Và sau đó tôi được thầy Hình Ích Viễn nhận truyền dạy về Đông Y.
DC mang lại nhiều hiệu quả thần kỳ. Nên từ một người không biết gì, tôi chữa được bệnh. Vì thế cứ tưởng mình đã là « thần y », mỗi buổi làm việc chữa cho 40-50 BN chớ bộ !!
Kể lại chuyện này chỉ mong các bạn học và làm DC nên học thêm nhiều về kiến thức y khoa để tránh điều đáng tiếc rất dễ xảy ra. Chỉ vậy, không có ý gì nữa. Xin đừng hiểu khác……tội nghiệp tui.