Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Trả lời bạn đọc Thanh Vinh

Thanh Vinh Vo mến.
Nên chia 2 giai đoạn:
1-      Day có dầu (rất ít dầu) Bổ Âm Huyết, Tiêu Viêm Khử Ứ, cào phản chiếu phổi (hình lá phổi trên mặt) và phản chiếu cơ hoành (pháp lệnh) trong 1 tuần.
2-      Day Bổ Âm Huyết, cào phản chiếu phổi, phch cơ hoành cho đến khỏi hẵn.

Nhưng với thể trạng và tiền sử bệnh như thế này có thể tiên lượng là chậm và diễn biến phức tạp sau khi bắt tay điều trị. 
 Sẽ có ho có đàm lại vì tiền căn viêm phế quản mãn. Bổ âm huyết sẽ làm mát cơ thể sinh tân dịch, do đó sẽ dễ bị cảm lạnh, dễ tạo đàm. Nếu ho chút ít thì không sao không cần làm gì. Nếu ho nhiêu gây mệt thì phải tạm ngưng, trị viêm phế quản (tái phát) cho xong rồi trở lại phương án chính. Để tránh tình trang này BN cần luôn giữ ấm cơ thể không để nhiễm lạnh gây viêm phế quản lại, trong suốt quá trình đtr.
Không dán cao phế vì sẽ làm xơ hóa nặng hơn. Chỉ day, cào có dầu thôi. Dầu ít khi điều trị xơ phổi, dầu nhiều khi đtr viêm phế quản do lạnh.
Bổ Tỳ: day dầu 127,50,19,37,1,0 - +, 7 - +. Cẩn thận, ngưng PĐ này khi huyết áp của cụ tăng lên xấp xỉ 140/xx.
Em không có chuyên môn, không biết khám âm dương hàn nhiệt.......tóm lại là chưa có y lý, rất khó khi ứng phó với các biển biến khi điều trị.
Em và cụ đang ở đâu. Nếu được, tôi giới thiệu đến học viên đã học tôi (biết khám và chẩn đoán) đtr an toàn cho cụ hơn.
Tư vấn như thế này là phỏng đoán. Tuy bệnh lý rất rõ ràng, nhưng không trực tiếp khám về âm dương khí huyết hàn nhiệt hư thực (không phán đoán được về tổng trạng BN) nên có phần hạn chế.
Cẩn thận nhé.



 Hide original message
On Sunday, May 17, 2015 1:56 AM, Thanh Vinh Vo <vinhvt@hotmail.com> wrote:

Em xin chào Thầy Tạ Minh ạ! Trước tiên em xin chúc sức khỏe đến Thầy và gia đình ạ.

Thật sự là làm phiền Thầy nhưng em vẫn quyết định viết mail này mong muốn được Thầy góp ý giúp em xem trường hợp của bố em mà em đang ứng dụng DC để chữa nhưng em chưa có được phác đồ cụ thể cho bệnh này. Để không mất thêm thời gian của Thầy em xin nêu cụ thể thông tin về bệnh bố em như sau:
- Tuổi: 70
- Tiền sử bệnh: Viêm phế quản mãn tính; Thoái hóa đỉnh phổi (kết quả cách đây hơn 1 năm);
- Kết quả khám tại bệnh viên ĐH Y HN ngày 11/5/2015: 
  + Xơ hóa 2 bên trường phổi
  + Co kéo cơ hoành 2 bên
  + Không bị tràn dịch, tràn khí
BS yêu cầu nhập viện ngay, không đồng ý kê đơn điều trị ở nhà và không tán thành về bệnh viện Tỉnh chữa vì đánh giá tình trạng bệnh nặng.

Với điều kiện hiện tại thì bố em không thể nhập viện được, và em tìm hiểu trên mạng thì thấy rằng tình trạng phổi bị thế này không thể chữa khỏi bằng Tây Y, mà nếu chữa được chắc sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do vậy em quyết định tự chữa cho bố bằng DC xem sao nhưng em không tìm thấy phác đồ cho xơ hóa phổi cả. Hiện tại thì em đang vừa tìm kiếm phác đồ vừa tạm thời làm như sau:
   - 6 vùng phản chiếu
   - Bổ âm huyết
   - Day huyệt, dán cao: Tiêu viêm tiêu độc + phản chiếu phổi ( tam giác phế, xoa dầu nóng và gạch vùng phản chiếu phổi sau lưng, bàn tay, bàn chân)
  - Bổ sung chế độ dinh dưỡng tôt hơn bằng thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nhanh phục hồi sức khỏe.

Được 3 ngày rồi thì bố em cũng bảo có đỡ hơn, nhưng em thấy chưa rõ ràng lắm, về ăn uống thì không chán ăn nữa mà đã ăn được nhiều hơn, ngon hơn (cảm thấy ăn uống có vẻ gần như người bình thường)

Hiện tại em đang tìm đọc thêm các tài liệu về âm dương ngũ hành các tạng phủ, thức ăn, hàn nhiệt ... (vì theo như tài liệu của Thầy là GIÁO ÁN KỸ THUẬT CHẨN TRỊ BỆNH BẰNG PP DC-DKLP KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y thì cũng trong nhiều trường hợp cần có sự kết hợp nhiều kiến thức khác thì mới hiệu quả) nhưng có hiểu đôi chút đó nhưng em không biết làm thế nào, ví dụ: Phế hư yếu thì cần bổ Tỳ, nhưng em không biết bổ Tỳ bằng DC thì làm thế nào.

Trên đây là những thông tin và những thắc mắc của em, thật sự em rất mong được Thầy dành chút thời gian góp ý giúp em với ạ.

(Cách đây 3 năm em đã chữa thành công cho con em 2,5 tuổi bị viêm phế quản nhiều lần rồi nặng lên thành hen phế quản mà đi bệnh viện suốt mấy tháng không những không hỏi mà mỗi lần tái phát bệnh lại ngày càng nặng thêm, vậy mà DC 3 ngày đỡ hẳn và một tuần đã khỏi hoàn toàn từ đó đến nay nên em rất tự tin là DC sẽ giúp bệnh của bố em sẽ tiến triển tốt hơn là Tây Y cho dù có thể không khỏi hẳn được.) 

Đến đây em xin dừng lại và xin được cảm ơn Thầy đã dành thời gian đọc thư và em mong sớm nhận được hồi âm từ Thầy. 
Một lần nữa xin chúc Thầy và gia đình dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

Kính thư,
Thành Vinh


Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

QUYỂN SÁCH TÔI GHÉT NHẤT.

Đó là quyển ĐẮC NHÂN TÂM  của Dale Carnegie.
Lý do: khoác hoàng bào và nâng sự dối trá thành nghệ thuật tuyệt đỉnh.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

NHÂN-DUYÊN-NGHIỆP-QUẢ.


Có lẻ không ai phủ nhận Luật Nhân Quả. Gieo đậu hái đậu, trồng cam hái cam, rõ ràng là như vậy.
Nhưng sao có người ác vẫn sung sướng đến cuối đời, có người hiền lành nhân đức lại chịu đau khổ? Chẳng lẻ gieo ác mà lại hưởng phúc và ngược lại sống thiện mà chịu khổ hay sao!

Không phải vậy!
Từ Nhân đến Quả đâu phải lúc nào cũng tức thì. Đánh một kẻ hung ác và mạnh hơn thì bị đánh lại ngay, đó là Nhân Quả đồng thời. Còn đánh một kẻ hung dữ mà yếu hơn thì họ không thể đánh lại, ngay lúc ấy họ nhịn nhục nhưng sẽ có một ngày họ trả thù khi có cơ hội, đó là Nhân Quả dị thời (thời điểm khác). Đánh một kẻ hiền lành thì họ không chấp mà bỏ qua không đánh lại mà cũng không trả thù, thế là gieo nhân mà không hái quả. Vậy hóa ra luật Nhân Quả không có giá trị? Hay chỉ có giá trị trong thiên nhiên cây cỏ, không có giá trị trong xã hội con người?

Thật ra không phải vậy!
Từ Nhân đến Quả không chỉ có 2 nhịp Nhân đến Quả mà là 3 nhịp. Đó là Nhân tạo Nghiệp, Nghiệp tạo Quả. Nhân mang Nghiệp, Nghiệp có hoạt động mới ra Quả. Nhưng trên đường đến Quả, tiến trình này chịu sự tác động của Duyên. Duyên không nằm trong Nghiệp hay Nhân hay Quả. Duyên đứng ngoài mối liên kết Nhân-Nghiệp-Quả. Theo tôi, phải hiểu Duyên như vậy mới đúng mới hết nghĩa của Duyên.
Duyên là yếu tố tình cờ có thể đến hay không đến với Nhân-Nghiệp-Quả, rất tình cờ không có quy luật. Có thể ví Nhân-Duyên-Nghiệp-Quả như một khối tháp có chân đế tam giác là Nhân-Nghiệp-Quả, Duyên là đỉnh tháp.
Có Nhân mà không có Duyên thì Nghiệp không hoạt động. Khi Duyên chưa đến, Nhân và Nghiệp của Nhân còn nằm yên. Nghiệp không hoạt động thì Quả không thành.
Duyên có Duyên Tao Ngộ, Duyên Khởi Động, Duyên Thuận, Duyên Nghịch. Duyên tao ngộ không tác động vào Nghiệp đã có nhưng có thể tạo Nghiệp mới nếu phối với Vô Minh.
Hiểu như vậy mới hết ý câu “cái này có thì cái kia có” của Đức Phật trong “LÝ DUYÊN KHỞI”. Hiểu như vậy mới sáng suốt nhận ra các tiến trình từ Nhân đến Quả. Cái nào là Nghiệp phải trả (Nghiệp cũ), cái nào là Nghiệp sẽ thành (Nghiệp mới) khi gặp Duyên và Vô Minh tác động. Khi nào là thuận Duyên khi nào là Nghịch Duyên. Cái nào là Duyên khởi động, cái nào là Duyên tao ngộ.
Hiểu và xem xét chi li như vậy mới mong đạt đến khả năng không tạo Nghiệp mới mà chỉ trả Nghiệp đã gieo.
Trên đường đến Quả, sau khi gặp Duyên khởi động, Nhân còn chịu biết bao nhiêu Duyên khác tác động làm Nghiệp mạnh lên hay yếu đi hay làm lệch hướng của Nghiệp, có khi còn làm Nghiệp bị dập tắt. Do Duyên có thuận và nghịch.
Khi thuận Duyên thì Quả chắc chắn phải thành. Khi nghịch Duyên thì Quả có thể không thành hoặc ra quả hơi khác so với quy luật Nhân-Nghiệp-Quả.
Vì thế mà ta thấy nhiều trường hợp Nhân Quả chẳng tương ứng nhau.

Không chỉ ở khía cạnh xã hội. Ngay cả khía cạnh sinh học, nếu suy ngẫm kỹ ta cũng nhận ra sự rắc rối của Nhân Duyên Nghiệp Quả.
Xem một nắm đậu. Hạt đậu (Nhân) mang cái Nghiệp (quy trình sinh học được chi phối bởi gene, nói cách khác, gene chính là Nghiệp sinh học vậy) mọc lên cây đậu rồi đơm hoa kết trái đậu khác (Quả).
Nhưng có vài hạt đậu kẹt trong góc kho rồi mục nát, vài hạt bị mối mọt ăn, vài hạt bị rơi trên sân bị gà vịt ăn, một số hạt bị làm thức ăn cho người. Một số khác ra được đến ruộng, được gieo được tưới nên mới lên mầm. Nhưng trong thời gian trưởng thành để là cây đậu. Các mầm đó còn chịu tác động của nhiều Duyên khác như thời tiết, sâu bọ, thú vật đi qua đạp nát, bệnh của họ đậu…..vv. Thế là trong ruộng đậu đó vẫn có nhiều hạt đậu không thể thành cây đậu, có Nhân mà không có Quả. Vài hạt cho lên cây đậu bệnh tật, oặt ẹo chỉ có lá mà không ra hoa hay ra hoa mà không kết hạt. Thế là Quả cũng không tròn. Thuận Duyên thì Quả thành, không thuận Duyên thì Quả không thành hoặc lệch lạc đi (Duyên không viên mãn). Mà không chỉ một Duyên duy nhất can thiệp vào quá trình Nghiệp đang hành mà là vô số Duyên liên tục gặp gỡ giao tiếp với quá trình đó.Thế là Nhân và Nghiệp giống nhau có thể cho Quả khác nhau chỉ vì Duyên khác nhau.
Nếu nói vậy thì thuyết tiến hóa của Darwin là sao?
Như đã nói, Duyên có thể làm thay đổi tính chất vốn có của Nghiệp (gene) cho nên trong quá trình sống, một cơ thể sinh học có thể bị các Duyên bên ngoài gây biến đổi gene. Gene biến đổi thì hậu duệ không y như tiền bối mà có khác đi. Đó chính là sự tiến hóa hay chính xác hơn ta phải dùng chữ BIẾN HÓA. Có vậy, trái đất mới từ những phân tử vô cơ biến hóa dần để có những phân tử hữu cơ; từ sinh vật đơn bào thành sinh vật đa bào. Vì Duyên khác nhau nên một giòng phân tử có thể cho ra nhiều loài khác nhau vì thế mà trái đất có vô số chủng loại sinh vật.
Như vậy, Duyên có vẻ mạnh bằng hay hơn Nghiệp? Không phải vậy, bởi Duyên là yếu tố bên ngoài và tình cờ nên nó không có sức mạnh cố định. Có khi Duyên yếu hơn Nghiệp, có khi bằng và có khi mạnh hơn. Nhưng rõ ràng chỉ có Nhân và Nghiệp mà không có Duyên tác động vào thì không có Quả. Hiểu như vậy mới nhận ra sự khác nhau của Định Mệnh và Nhân Duyên Nghiệp Quả. Hiểu như vậy mới không an phận chấp nhận tất cả những gì đến với ta. Hiểu như vậy mới bình tỉnh quán sát trong hiện tại để nắm bắt cơ hội (Duyên) thay đổi Nghiệp và Quả của mình đã gây ra. Hiểu như vậy mới không tạo Nghiệp mới trong khi đang thực hiện Nghiệp cũ dù đang hưởng hay chịu. Ta cần hiểu rằng cái chúng ta cho là Phúc cũng là một dạng của Nhân Nghiệp Quả…..và gieo Nhân xấu là việc vẫn có thể xảy ra khi đang gọi là hưởng phúc !!!

Vì thế mà Phật giáo coi trọng yếu tố Duyên, chỉ sau yếu tố Nhân. Vì thế mà hai chữ Nhân Duyên thường đi đôi với nhau, vì thế mà lý Duyên-khởi là lý song hành với lý Nhân-Quả, vì thế mà hai chữ Duyên Nghiệp thường hay được nhắc đến … để giải thích các hiện tượng nhân sinh đầy rẫy mâu thuẩn với lý Nhân-Quả trong xã hội. Vì thế mà Đức Phật mới nói “thân người khó được”.

Vì thế, việc may mắn khi được làm người sao nở để trôi qua trong nhạt nhẽo vô tư hay cuồng loạn tranh giành và đầy thù hận oán hờn ganh ghét!

TU là rèn luyện tạo NHÂN tốt để may ra gặp DUYÊN tốt thì sẽ có cơ hội thu lượm QUẢ tốt vậy. Bởi trong một thời kỳ không dài, hạt đậu hoặc lên cây đậu hoặc không lên cây đậu chứ không thể lên cây mắc cở (trinh nữ) đầy gai được.
Không biết có ai đồng ý với tui hông?
Tạ Minh, Hà Nội, 11-09-2010 bắt dầu. Hà Nội 20-01-2015 tạm dừng.

.