Thứ Ba, 1 tháng 2, 2022

 


XUÂN CỌP CƯỜI !

Bỗng té cái đụi xuống trần.
Ẩm ê thân xác bần thần tâm tư.
Lần chần bẩy chục năm dư.
Vẫn chưa biết hết thiên thư dạy gì ?
Ngẩn tò te đành lui cui
Rị mọ góp đếm vị mùi nhân gian.
Thúi thơm , đắng ngọt, vinh quang....
Tủi nhục, cũng đủ ba gang túi đầy.
Cũng vì cái tật thày lay !😉
Tạ Minh.
Mùng Một, tháng Giêng, Nhâm Dần (1-2-2022)

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

BỐN BỘ HUYỆT CẦN THUỘC LÒNG.

 4 BỘ HUYỆT CẦN THUỘC LÒNG ĐỂ DÙNG KHI GẶP .


BỘ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ khi bị chấn thương.


Tạ Minh.


 Đây là bộ TAN MÁU BẦM đã được tôi thiết lập từ 1988, nay triển khai để hoàn chỉnh hơn.

I/- PHÁC ĐỒ

156 - +, 38 - +, 7 - +, 50, 37, 3 - +, 61 - +, 290 - +, 16 - +, 26. Phản chiếu bộ vị.

II/- KỸ THUẬT

 Châm kim: lưu kim 20 phút. Kết quả cao nhất.

 Gõ búa cao su nhỏ, hoặc day quẹt: 30 cái mỗi huyệt.

 Xung điện: 30 nhịp mỗi huyệt.

 Rung huyệt: mỗi huyệt chừng 10 giây đồng hồ.

Phải tác động đúng thứ tự nêu trên mới phát huy hết tác dụng 

III/- TÁC DỤNG

 Tan máu bầm và tan sưng do va chạm. Tan sưng bầm do bong gân (nếu sái khớp thì phải nắn sửa khớp trước vì bộ huyệt này không sửa khớp được). 

 Tiêu các u bướu, các ứ tích chức năng hoặc thực thể.

IV/- KINH NGHIỆM

 Bộ huyệt này hiệu quả càng cao khi điều trị càng sớm ngay trong ngày bị chấn thương, có thể chỉ sau 3 – 4 lần châm cách khoảng 3 – 4 giờ một lần là tan biến không còn dấu vết, không còn đau đớn gì. Nếu dùng các kỹ thuật khác thì hiệu quả kém hơn nhưng cũng vẫn nhanh hơn dùng các biện pháp khác như đắp muối, bóp rượu thuốc… 

 Nếu để quá ngày mới điều trị thì kết quả cũng yếu nhưng vẫn tốt dù có khi bị đã vài tháng hay vài năm. 

 Nếu mới bị va chạm, trị ngay mà không thấy có hiệu quả gì về mặt giảm đau hay giảm sưng thì phải nghĩ ngay đến trật khớp hay có tổn thương đến phần xương như nứt, gãy. Phải đến bệnh viện chụp X quang và bó bột ngay. Bệnh nhân thường mất cảnh giác ở những xương nhỏ như xương bàn hay xương ngón tay chân làm cho bị tật về sau. 

 Bộ huyệt này tối cần thiết trong các trường hợp bại liệt do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não có xuất huyết.

  Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân chấn thương bị mổ sọ não 2 lần mới thoát chết, xuất viện Chợ Rẫy trong tình trạng liệt nửa người. Sau 2 tháng châm có kết hợp tập vật lý trị liệu, bệnh nhân đi đứng sinh hoạt bình thường, chỉ còn liệt nhẹ vùng bàn tay vận động bình thường nhưng lực yếu (vì một góc nhỏ não bị hoại tử phải cắt bỏ – theo lời thân nhân bệnh nhân). 

 Một trường hợp khác bị dập tủy cổ (kết quả MRI: mất cấu trúc chất trắng-xám nội tủy nặng nhất ở ngang C3-C4), liệt tứ chi, xuất viện đã hơn 2 tháng nhưng vẫn chưa tự tiêu tiểu được, tứ chi nhúc nhích được nhưng rất hạn chế. Tôi châm một tuần (6 lần), bệnh nhân đã điều khiển tiêu tiểu như ý, rút ống thông tiểu và không cần bơm thuốc khi đi cầu. Sau hai tuần chân có sức và bắt đầu tập đi. Sau một tháng đã đi được, có người dìu. Lúc bấy giờ bệnh nhân xin nghỉ để đến BV tập VLTL.

 Về bại liệt do di chứng xuất huyết não thì có nhiều. Kết quả rất tốt nếu được điều trị sớm ngay khi xuất viện.

LƯU Ý: 

 Không được dùng quá 3 tuần lễ. 

 Có thể kỵ thai.


BỘ TIÊU VIÊM GIẢI ĐỘC khi bị nhiễm độc thực phẩm, côn trùng cắn.


Tạ Minh. 

I/- PHÁC ĐỒ

 106, 26, 61 + -, 3 + -, 37, 50, 41, 17 - +, 38 + -, 104 + -, 156 + -, 235, 87, 143.

II/- KỸ THUẬT

 Chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật thích hợp. Tốt nhất là châm kim. Tuy nhiên trong tình trạng cơ thể như vầy, rất dễ bị vựng châm (ngất xỉu trong khi châm). Day dầu trong bệnh hàn, rung huyệt hoặc day bằng vaseline trong bệnh nhiệt.

III/- TÁC DỤNG CHỦ TRỊ

 Giải độc máu, lọc máu. Khu phong độc. Chống dị ứng do ăn uống (nếu cần có thể thêm bộ Bổ trung). Giải độc cho cơ thể và làm tan viêm ứ do nhiễm độc. Dĩ nhiên cũng cần thêm vài huyệt trong bộ Lọc thấp như 240, 290, 7, 347.

 Nên dùng trong những trường hợp: 

 Có nhiễm độc như côn trùng cắn, phỏng hóa chất (thêm phản chiếu nơi bị cắn, bị phỏng). 

 Nhiễm độc thực phẩm – nếu mới bị nên thêm phản chiếu ống tiêu hóa; nếu bị đã vài ngày rồi thì không nên vì sẽ hạn chế vùng tác dụng trong khi chất độc đã phát tán toàn thân, chỉ dùng sau khi bệnh nhân đã tỉnh hẳn nhưng còn đau bụng. Nhiễm độc ở đây thuộc khía cạnh hóa chất, không phải nhiễm trùng, các triệu chứng giống nhau (đau bụng, sốt, tiêu chảy) chỉ thêm có biểu hiện về thần kinh như choáng váng, ù tai, mờ mắt, nhức đầu. 

 Những bệnh do máu bị ô nhiễm mà ra như ghẻ nhọt, chàm lác, dị ứng thức ăn. Trường hợp này cần điều chỉnh tổng trạng để hỗ trợ. 

 Có thể dùng vài lần đầu (3 đến 5 lần) trong những viêm xoang mạn tính.

 

Tạ Minh, 2006.


TÁM VÙNG BẠCH HUYẾT khi bị sốt siêu vi.

Lương y Tạ Minh.


  

Phác đồ này kế thừa và phác huy cải biên lại từ phác đồ Phản Chiếu 6 Vùng Bạch Huyết của thầy Châu cho nên nó biến thành 8 vùng. 

Tôi không chọn vùng xoay quanh vành tai mà chọn vùng “đối vành tai” vì vùng đối vành tai là phản chiếu cột sống của đồ hình bào thai lộn ngược trong Nhĩ Châm do BS Nogier vẽ ra.

Tôi chọn vùng đường cong đi từ huyệt 61 đến gần huyệt 143 vì đường cong này mới là phản chiếu của bẹn háng, còn đường cong đi từ 61 qua 74, 64 rồi vào gần 19 là phản chiếu bờ mông. Bẹn háng mới là nơi tập họp nhiều hạch bạch huyết hơn vùng bờ mông.

            Tôi thêm vùng mí tóc trán vì ở đây là phàn chiếu lưng trong đồ hình ngoại vi trên trán (đồ hình định khu võ não), đồng thời lại nằm trên kinh Biệt của Dương Minh chuyên trị sốt cao.

            Như ta đã biết, hệ bạch huyết chạy dọc theo hai bên cột sống và tập trung nhiều ở 3 vùng cổ, nách và bẹn háng. Đồng thời các nơi này cũng là nơi tụ hội các hạch thần kinh thực vật (TK giao cảm và đối giao cảm) do đó phác đồ này cũng chữa được các bệnh do hệ này rối loạn gây ra. Nhưng trường hợp này bạn cần chẩn đoán hàn nhiệt để có thủ pháp phù hợp.

 

KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG:

            Cào mỗi vùng 30 lượt theo thứ tự từ vùng 1 đến vùng 8. Cần tác động liên tiếp 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 giờ mới có hiệu quả.

            Bệnh Nhiệt, thân nhiệt trên 37.5 độ C, bạn tác động phải trước trái sau ở vùng 2,3,4,5,6,7,8. 

            Bệnh Hàn, thân nhiệt dưới 36.5 độ thì bạn tác động trái trước phải sau ở các vùng 2,3,4,5,6,7,8.

 Khi bệnh nhân không sốt hoặc không rét, ta cần tác động thay đổi theo cách dưới đây, không tính vùng số 1 vì ở giữa:

            Bệnh nhân ấm (thân nhiệt từ 36,7 đến 37,5 độ C): tác động phải trước trái sau ở các vùng 2,4,6,8 (số chẳn). Trái trước phải sau ở các vùng 3,5,7 (số lẻ).

            Bệnh nhân mát (thân nhiệt từ 36,5 đến 36,7 độ C): tác động trái trước phải sau ở các vùng số chẳn. Phải trước trái sau ở các vùng số lẻ.

CHỦ TRỊ:

            Có hiệu quả cao với các bệnh do siêu vi gây ra. Kể cả nhiễm siêu vi mới phát hay mạn tính. Đã có thành công trong trường hợp nhiễm siêu vi gan, tuy nhiên số ca bệnh đã gặp chưa nhiều, cần nghiên cứu xác định thêm.

            Riêng trong sốt cao do siêu vi thì rất hiệu quả do tôi cũng như các học viên áp dụng từ 2010 đến nay.

            Hiệu quả trong các bệnh do rối loạn thần kinh thực vật, nhưng số ca cũng chưa nhiều, cần xác minh thêm.

TP Vinh, Nghệ An, ngày 06-07-2012.

Hiệu đính: Hà Nội 30-12-2014.

Lương y: Tạ Minh


TỰ CẦM MÁU NGAY TẠI CHỔ


Cuối năm 1986, tôi như một con chim mới ra ràng. Vừa được thầy B.Q.Châu tuyển vào làm việc chung ca chiều 2-4-6 với ông. Vừa mừng vui vừa lo lắng vì hiểu biết về y học chưa có gì, kinh nghiệm sử dụng DC cũng ít ỏi. Tôi hay la cà ra 19 bis Phạm Ngọc Thạch xem các anh chị đi trước làm việc để học hỏi thêm. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi xem anh Thành (là cựu SQ trợ  y của QL.VNCH) làm việc thì nghe ngoài sân ồn ào hẳn lên. Chạy ra, tôi thấy một thanh niên mặc bộ đồng phục công nhân, bàn tay trái đầm đìa máu, hốt hoảng kêu “mấy thầy ơi…cứu em với”. Anh Thành cũng chạy ra ngay sau lưng tôi, anh nói : “nắm chặc cổ tay lại, đưa vào vòi nước rữa…ông Minh bấm bộ cầm máu cho ổng đi”. Rồi anh vào bàn làm việc tiếp vì BN khá đông đang chờ. Tôi và anh công nhân ấy làm theo lời anh Thành. Sau khi máu trên bàn tay anh ta đã trôi sạch. Các ngón tay tôi vẫn chưa dám rời khỏi mặt anh. Một vết thương dài suốt bề ngang của 4 ngón tay trỏ,giữa,áp út và út sâu đến thấy xương trắng hiện ra trước mắt tôi. Máu đã ngưng. Tôi bảo anh mở bàn tay mặt đang nắm chặc cổ tay trái từ từ từng chút một. Cho đến khi anh bỏ hẳn bàn tay mặt ra, máu vẫn không thấy chảy. Thật là kỳ diệu.

Đợi thêm một chút, tôi cũng rời các ngón tay tôi ra khỏi mặt anh. Máu vẫn không chảy.Đưa anh vào trong, chúng tôi tạm băng bó cho anh. Bấy giờ chúng tôi mới biết anh là công nhân xưởng in số 5 ở cuối đường Phạm Ngọc Thạch, nhận nhiệm vụ mang 2 lưỡi dao xén giấy đi mài, loại dao này làm bằng thép dài hơn một thước, ngang độ 5-6 cm, dầy độ 5-6mm. Anh bọc hai lưỡi dao nặng nề đó sơ sài bằng 2 lớp giấy báo. Tay trái cầm chúng, tay phải cầm ghi đông chiếc xe đạp cà tàng lơn tơn đem chúng đi mài. Tới trước chổ chúng tôi, anh sơ suất sụp một “ổ gà” trên đường, hai cái dao đó sút ra và gây thương tích cho anh.

Đó là lần đầu tiên tôi áp dụng bộ huyệt cầm máu để can thiệp vào một vết thương đang ra máu.

Một bộ huyệt để lại ấn tượng mạnh với tôi, không biết do ai tìm ra từ trước khi tôi học DC. Ấn tượng không chỉ ở công hiệu mà còn là không hề thêm bớt được kể từ khi tôi biết DC đến nay.

Sau này tôi áp dụng cho khá nhiều ca bệnh kiểu này, đều thành công.

Có một ca cũng khó quên. Khoảng năm 1987, một cô gái đến xin chữa đau bụng(!?). Hỏi kỹ, hóa ra cô đau dạ dày đã lâu. Mấy hôm nay đau quá không chịu nổi mới chịu đến với chúng tôi. Đi cầu phân đen thui. Tôi bảo cô:

-          đau lâu vậy sao kg đi BS hay BV chữa trị. Cô đau ở đó, đi cầu phân đen là bị loét bao tử rồi. Để lâu rũi bị lũng bao tử thì sao? Ở đây đâu có vá bao tử cho cô dược!

-          dạ… em biết em đau bao tử….em ở quê vô mua bán ve chai,không có hộ khẩu BV đâu có nhận em (thời điểm đó-thời bao cấp, việc khám bệnh còn rất khó khăn). Em cũng không có tiền đi BS đâu. Tại đi qua đây, thấy đông người…… hỏi mới biết là có chữa bịnh từ thiện nên em mới dám vô xin mấy thầy cô chữa cho em. Thầy không chữa thì thôi chớ em không đi BS đâu…!

Tôi cứng họng, bèn châm cho cô bộ huyệt cầm máu này và vài huyệt chống viêm dạ dày. Hai hôm sau, cô đến tươi tỉnh cho biết bụng bớt đau, phân cũng vàng lại rồi. Tôi châm cho cô như cũ. Sau đó, không bao giờ gặp lại cô này. Có lẻ, sinh kế và thiếu hiểu biết về bệnh lý “không cho” cô tiếp tục đến khi thấy không còn đau bụng và phân đã bình thường. Không biết sau này cái dạ dày của cô ra sao?

Bộ huyệt này chỉ có 3 huyệt thôi. Rất dễ tự làm. Các bạn ráng học thuộc và tập thao tác cho thuần thục. Khi có việc, hữu ích rất lớn.

Chảy máu bên nào, dùng huyệt bên đó. Nếu trong nội tạng nên dùng cả 2 bên.

Nếu tự làm cho mình. Dùng bàn tay bên này bấm các huyệt ở bên kia mặt là dễ nhất. Đặt đầu ngón tay cái vào huyệt 61, ngón trỏ vào huyệt 16, ngón áp út vào huyệt O. Đặt nhẹ thôi, không cần bấm cho đau đâu nhé.

Tạ Minh. Sài Gòn 2009

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2019

ĐỜI....SI !!! (Nhắc nhở 4).

Đến, không biết từ đâu ?
Đi, không biết về đâu ?
Ở, lăng xăng tranh đấu.....
Trong sợ hãi mong cầu !!!
Đến, không mang gì đến.
Đi, không mang gì đi.
Ở, quơ quào giành giựt.
Tiền, tình và danh vị.
Chi......????


Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

KHÔNG GÌ CẢ (NHẮC NHỞ 3)

Trên nền bản chất vô ngã.
Hiện tượng tuôn chảy vô thường.
 ..............
Vui buồn, sướng khổ trở mặt.
Ngày đêm, đen trắng chan hòa.
Trong từng sát-na thay đổi Có còn thân cũ vừa qua ?
...........
Ngủ là chết tạm, lại sống. Chết là ngủ giấc thiên thu.
............
Đời. Chỉ có vậy thôi mà !!!
Mắc gì không cười ha hả !!!..???

Tạ Minh. SG. 20-01-2019

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Ý TỪ.

Ý TỪ
(để hổ trợ các bạn chưa hiểu Phật thuyết)

Vì HÊN nên mới RƠI vào
Vì XUI nên mới muốn vào thành RA
BUỒN tênh DẦM ngâm ấy mà....
THAM sang quàng họ mới là GHÉ đây.
Nào ngờ bị hất LEO cây.
Chợt SI... ÔM má hây hây khoe tài.
GHÌ vì MÊ.... muốn kéo dài.....
Quên nhìn thần chết miệt mài đuổi đeo.
Suối reo cuồn cuộn đành THEO
Cuối nguồn SÂN cũng hết reo thành HÒA (hòa tan).
Những mong sa mạc đơm hoa...
Hi sinh GIEO cát ....ươm ra đất vàng.
Rồi cùng bay bốc lang thang
Lên trời xuống vực làng nhàng với Duyên.
Mây, sương trang điểm cảnh tiên,
Giếng, ao, suối, biển cũng miền NƯỚC thôi !!
Chẳng ra khỏi luật LUÂN HỒI !!!

Tạ Minh. Sài Gòn 30-08-2014

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

SUY NGHĨ VỀ Y KHOA.



Chúng ta, là con người là sinh vật, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: sinh, già, bệnh, chết. Sức khỏe của chúng ta với các đột biến khiến nó là không thể bảo đảm, kể cả ở một thầy chữa bệnh. Trên thế giới rất nhiều y bác sĩ cũng không thoát được bị bệnh tật hành hạ và dứt điểm mạng sống. Vì sao?

Gần 30 năm đam mê theo đuổi nghề y, nghiên cứu nhiều ngành khác nhau thuộc Y Khoa (có môn chỉ thuần trên sách vở), tôi rút ra một kết luận như thế này: Y khoa là phải gồm các ngành dùng thuốc (hóa dược và thảo dược, thực phẩm-là một dạng thảo dược), dùng huyệt, dùng mổ xẻ, dùng hơi thở, nắn chỉnh xương khớp.

Tây y (Y Học Hiện Đại) sở trường về các bệnh lây nhiễm do vi trùng (bacteria), về các tổn thương thực thể của các cơ quan tổ chức cơ thể, các bệnh cần phẫu thuật, về bổ sung chất dinh dưỡng, về cấp cứu nhờ sự hổ trợ của khoa học kỹ thuật.

Y Học Dân Tộc (thuốc) sở trường các điều chỉnh rối loạn chức năng của nội tạng tổ chức, các tổn thương thực thể nhẹ do rối loạn chức năng lâu ngày mà ra, lây nhiễm do siêu vi trùng (virus), về bổ sung chất dinh dưỡng.

Châm cứu, bấm huyệt – nói chung là các phương pháp dùng huyệt (tuy cũng thuộc YHDT nhưng lại khá khác với dùng thuốc, nhiều thầy rất giỏi thuốc nhưng không biết gì về châm cứu) sở trường về các bệnh rối loạn chức năng của thần kinh, mạch máu, các hoạt động chức năng của nội tạng.

Thiền, Yoga, Khí công và nhiều trường phái khác cùng thuộc ngành này, sở trường về các bệnh thuộc tinh thần tâm lý và chức năng nội tạng còn tương đối nhẹ dù có thể khá phức tạp mà ngành dược hoặc ngành dùng huyệt không điều trị được vì nguyên nhân gây bệnh từ tâm lý tinh thần. Ngành Tâm lý y khoa (Tây Y) trong đó chủ lực là Phân Tâm Học cũng thuộc ngành này.

Nắn chỉnh xương khớp mà ở dân tộc Việt Nam mình gọi là Trật Đã –đã có từ rất lâu, gần đây có môn tương tự là Tác Động Cột Sống do Cụ Nguyễn Tham Tán sáng lập; hiện nay phương Tây cũng thành lập và thịnh hành một khoa tương tự đó là Chiropactic. Chuyên nắn chỉnh các khớp xương về đúng vị trí nguyên thủy để chữa bệnh. Có rất nhiều trường hợp không dùng biện pháp này thì không chữa được. Nhất là trục trặc ở cột sống. Thậm chí rất nhẹ mà dần dần, rất chậm rãi…….bệnh tiến triển dần đến chổ có thể gây tử vong vì chữa sai phương pháp. Vì sự chèn ép thần kinh khiến rối loạn các chức năng ngày càng nặng khiến thực thể tổn thương theo mà không ai có thể ngờ tới một sai khớp nho nhỏ không thấy được trên X quang (nhưng với kinh nghiệm, chuyên viên ngành này vuốt nhẹ là có thể biết trục trặc ở chổ nào, ra sao) lại có thể gây suy tim, suy hô hấp, suy gan thận………Thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chỉ là một bệnh thường gặp trong ngành này. Loại nguyên nhân sai khớp cột sống này đôi khi có diển biến gây bệnh rất chậm. Không nhìn ra vấn đề này, các thầy thuốc cố gắng tăng liều hoặc đổi thuốc hoặc thêm thuốc, dù hóa dược hay thảo dược thì đến một lúc nào đó quá ngưỡng chịu đựng, cơ thể bị mắc bệnh mới song song với bệnh ban đầu vì tác dụng thuốc mà bệnh ban đầu thì không lui hẵn, chỉ giãm cường độ theo từng giai đoạn.

Mỗi ngành đều có sở trường, sở đoãn và đều phong phú, rối rắm như rừng. Nên một người khó lòng ôm đồm hay giỏi nhiều ngành cùng lúc. Và……….. đa số con người khi suy nghĩ hành động đều bị buộc chặc vào quan điểm, lề thói, kiến thức thu thập trong quá trình sống. Từ đó, khi trị bệnh các thầy thuốc đều cố gắng xoay sở theo sở trường và tập quán kiến thức của mình mà không nghĩ đến các phương pháp của các ngành hàng ngang khác. Tuy rằng hiện nay, nhiều người đã thấy và đã chịu liên kết phối hợp các ngành này với nhau trong chữa bệnh nhưng……vẫn còn quá ít và sơ sài, nhất là ở các cơ sở thuần Tây Y.

Ngành Y do các Nhà Nước phương Tây quản trị chỉ nhìn nhận ngành Tây y là chính thống. Các Nhà Nước phương Đông thì thêm được Đông Y vào hàng chính thống (hiện nay là Y Học Dân Tộc)…… và hệ thống Y Nhà Nước đã xếp các ngành kia là thứ yếu nên gọi là Y Học Bổ Sung. Họ không biết rằng hoặc không cần biết rằng tất cả các ngành đều trọng yếu ngang nhau. Bởi nếu cần giải phẩu mà tránh né thì……….,cần bổ sung vi lượng mà không chịu bổ sung thì……..,cần khai thông huyệt đạo kinh mạch mà tránh né thì………,cần nắn khớp mà không chịu thì……..đều sai phương án điều trị cả. Phương án đã sai thì không thể có kỹ thuật đúng.

Vấn đề là một bệnh cụ thể thuộc sở trường của ngành nào, người thầy thuốc hướng bệnh nhân theo ngành đó mới có kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.


Lương Y Tạ Minh, Sài Gòn 12-09-2014.

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

CÁC PHÁC ĐỒ CĂN BẢN TRONG TRỊ BỆNH

Mời các bạn vào xem:

https://drive.google.com/file/d/0B2MN_i8HU9cSaTFWWUFtSHJjTEE/view?usp=sharing

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Trả lời bạn đọc Thanh Vinh

Thanh Vinh Vo mến.
Nên chia 2 giai đoạn:
1-      Day có dầu (rất ít dầu) Bổ Âm Huyết, Tiêu Viêm Khử Ứ, cào phản chiếu phổi (hình lá phổi trên mặt) và phản chiếu cơ hoành (pháp lệnh) trong 1 tuần.
2-      Day Bổ Âm Huyết, cào phản chiếu phổi, phch cơ hoành cho đến khỏi hẵn.

Nhưng với thể trạng và tiền sử bệnh như thế này có thể tiên lượng là chậm và diễn biến phức tạp sau khi bắt tay điều trị. 
 Sẽ có ho có đàm lại vì tiền căn viêm phế quản mãn. Bổ âm huyết sẽ làm mát cơ thể sinh tân dịch, do đó sẽ dễ bị cảm lạnh, dễ tạo đàm. Nếu ho chút ít thì không sao không cần làm gì. Nếu ho nhiêu gây mệt thì phải tạm ngưng, trị viêm phế quản (tái phát) cho xong rồi trở lại phương án chính. Để tránh tình trang này BN cần luôn giữ ấm cơ thể không để nhiễm lạnh gây viêm phế quản lại, trong suốt quá trình đtr.
Không dán cao phế vì sẽ làm xơ hóa nặng hơn. Chỉ day, cào có dầu thôi. Dầu ít khi điều trị xơ phổi, dầu nhiều khi đtr viêm phế quản do lạnh.
Bổ Tỳ: day dầu 127,50,19,37,1,0 - +, 7 - +. Cẩn thận, ngưng PĐ này khi huyết áp của cụ tăng lên xấp xỉ 140/xx.
Em không có chuyên môn, không biết khám âm dương hàn nhiệt.......tóm lại là chưa có y lý, rất khó khi ứng phó với các biển biến khi điều trị.
Em và cụ đang ở đâu. Nếu được, tôi giới thiệu đến học viên đã học tôi (biết khám và chẩn đoán) đtr an toàn cho cụ hơn.
Tư vấn như thế này là phỏng đoán. Tuy bệnh lý rất rõ ràng, nhưng không trực tiếp khám về âm dương khí huyết hàn nhiệt hư thực (không phán đoán được về tổng trạng BN) nên có phần hạn chế.
Cẩn thận nhé.



 Hide original message
On Sunday, May 17, 2015 1:56 AM, Thanh Vinh Vo <vinhvt@hotmail.com> wrote:

Em xin chào Thầy Tạ Minh ạ! Trước tiên em xin chúc sức khỏe đến Thầy và gia đình ạ.

Thật sự là làm phiền Thầy nhưng em vẫn quyết định viết mail này mong muốn được Thầy góp ý giúp em xem trường hợp của bố em mà em đang ứng dụng DC để chữa nhưng em chưa có được phác đồ cụ thể cho bệnh này. Để không mất thêm thời gian của Thầy em xin nêu cụ thể thông tin về bệnh bố em như sau:
- Tuổi: 70
- Tiền sử bệnh: Viêm phế quản mãn tính; Thoái hóa đỉnh phổi (kết quả cách đây hơn 1 năm);
- Kết quả khám tại bệnh viên ĐH Y HN ngày 11/5/2015: 
  + Xơ hóa 2 bên trường phổi
  + Co kéo cơ hoành 2 bên
  + Không bị tràn dịch, tràn khí
BS yêu cầu nhập viện ngay, không đồng ý kê đơn điều trị ở nhà và không tán thành về bệnh viện Tỉnh chữa vì đánh giá tình trạng bệnh nặng.

Với điều kiện hiện tại thì bố em không thể nhập viện được, và em tìm hiểu trên mạng thì thấy rằng tình trạng phổi bị thế này không thể chữa khỏi bằng Tây Y, mà nếu chữa được chắc sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do vậy em quyết định tự chữa cho bố bằng DC xem sao nhưng em không tìm thấy phác đồ cho xơ hóa phổi cả. Hiện tại thì em đang vừa tìm kiếm phác đồ vừa tạm thời làm như sau:
   - 6 vùng phản chiếu
   - Bổ âm huyết
   - Day huyệt, dán cao: Tiêu viêm tiêu độc + phản chiếu phổi ( tam giác phế, xoa dầu nóng và gạch vùng phản chiếu phổi sau lưng, bàn tay, bàn chân)
  - Bổ sung chế độ dinh dưỡng tôt hơn bằng thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nhanh phục hồi sức khỏe.

Được 3 ngày rồi thì bố em cũng bảo có đỡ hơn, nhưng em thấy chưa rõ ràng lắm, về ăn uống thì không chán ăn nữa mà đã ăn được nhiều hơn, ngon hơn (cảm thấy ăn uống có vẻ gần như người bình thường)

Hiện tại em đang tìm đọc thêm các tài liệu về âm dương ngũ hành các tạng phủ, thức ăn, hàn nhiệt ... (vì theo như tài liệu của Thầy là GIÁO ÁN KỸ THUẬT CHẨN TRỊ BỆNH BẰNG PP DC-DKLP KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y thì cũng trong nhiều trường hợp cần có sự kết hợp nhiều kiến thức khác thì mới hiệu quả) nhưng có hiểu đôi chút đó nhưng em không biết làm thế nào, ví dụ: Phế hư yếu thì cần bổ Tỳ, nhưng em không biết bổ Tỳ bằng DC thì làm thế nào.

Trên đây là những thông tin và những thắc mắc của em, thật sự em rất mong được Thầy dành chút thời gian góp ý giúp em với ạ.

(Cách đây 3 năm em đã chữa thành công cho con em 2,5 tuổi bị viêm phế quản nhiều lần rồi nặng lên thành hen phế quản mà đi bệnh viện suốt mấy tháng không những không hỏi mà mỗi lần tái phát bệnh lại ngày càng nặng thêm, vậy mà DC 3 ngày đỡ hẳn và một tuần đã khỏi hoàn toàn từ đó đến nay nên em rất tự tin là DC sẽ giúp bệnh của bố em sẽ tiến triển tốt hơn là Tây Y cho dù có thể không khỏi hẳn được.) 

Đến đây em xin dừng lại và xin được cảm ơn Thầy đã dành thời gian đọc thư và em mong sớm nhận được hồi âm từ Thầy. 
Một lần nữa xin chúc Thầy và gia đình dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

Kính thư,
Thành Vinh


Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

QUYỂN SÁCH TÔI GHÉT NHẤT.

Đó là quyển ĐẮC NHÂN TÂM  của Dale Carnegie.
Lý do: khoác hoàng bào và nâng sự dối trá thành nghệ thuật tuyệt đỉnh.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

NHÂN-DUYÊN-NGHIỆP-QUẢ.


Có lẻ không ai phủ nhận Luật Nhân Quả. Gieo đậu hái đậu, trồng cam hái cam, rõ ràng là như vậy.
Nhưng sao có người ác vẫn sung sướng đến cuối đời, có người hiền lành nhân đức lại chịu đau khổ? Chẳng lẻ gieo ác mà lại hưởng phúc và ngược lại sống thiện mà chịu khổ hay sao!

Không phải vậy!
Từ Nhân đến Quả đâu phải lúc nào cũng tức thì. Đánh một kẻ hung ác và mạnh hơn thì bị đánh lại ngay, đó là Nhân Quả đồng thời. Còn đánh một kẻ hung dữ mà yếu hơn thì họ không thể đánh lại, ngay lúc ấy họ nhịn nhục nhưng sẽ có một ngày họ trả thù khi có cơ hội, đó là Nhân Quả dị thời (thời điểm khác). Đánh một kẻ hiền lành thì họ không chấp mà bỏ qua không đánh lại mà cũng không trả thù, thế là gieo nhân mà không hái quả. Vậy hóa ra luật Nhân Quả không có giá trị? Hay chỉ có giá trị trong thiên nhiên cây cỏ, không có giá trị trong xã hội con người?

Thật ra không phải vậy!
Từ Nhân đến Quả không chỉ có 2 nhịp Nhân đến Quả mà là 3 nhịp. Đó là Nhân tạo Nghiệp, Nghiệp tạo Quả. Nhân mang Nghiệp, Nghiệp có hoạt động mới ra Quả. Nhưng trên đường đến Quả, tiến trình này chịu sự tác động của Duyên. Duyên không nằm trong Nghiệp hay Nhân hay Quả. Duyên đứng ngoài mối liên kết Nhân-Nghiệp-Quả. Theo tôi, phải hiểu Duyên như vậy mới đúng mới hết nghĩa của Duyên.
Duyên là yếu tố tình cờ có thể đến hay không đến với Nhân-Nghiệp-Quả, rất tình cờ không có quy luật. Có thể ví Nhân-Duyên-Nghiệp-Quả như một khối tháp có chân đế tam giác là Nhân-Nghiệp-Quả, Duyên là đỉnh tháp.
Có Nhân mà không có Duyên thì Nghiệp không hoạt động. Khi Duyên chưa đến, Nhân và Nghiệp của Nhân còn nằm yên. Nghiệp không hoạt động thì Quả không thành.
Duyên có Duyên Tao Ngộ, Duyên Khởi Động, Duyên Thuận, Duyên Nghịch. Duyên tao ngộ không tác động vào Nghiệp đã có nhưng có thể tạo Nghiệp mới nếu phối với Vô Minh.
Hiểu như vậy mới hết ý câu “cái này có thì cái kia có” của Đức Phật trong “LÝ DUYÊN KHỞI”. Hiểu như vậy mới sáng suốt nhận ra các tiến trình từ Nhân đến Quả. Cái nào là Nghiệp phải trả (Nghiệp cũ), cái nào là Nghiệp sẽ thành (Nghiệp mới) khi gặp Duyên và Vô Minh tác động. Khi nào là thuận Duyên khi nào là Nghịch Duyên. Cái nào là Duyên khởi động, cái nào là Duyên tao ngộ.
Hiểu và xem xét chi li như vậy mới mong đạt đến khả năng không tạo Nghiệp mới mà chỉ trả Nghiệp đã gieo.
Trên đường đến Quả, sau khi gặp Duyên khởi động, Nhân còn chịu biết bao nhiêu Duyên khác tác động làm Nghiệp mạnh lên hay yếu đi hay làm lệch hướng của Nghiệp, có khi còn làm Nghiệp bị dập tắt. Do Duyên có thuận và nghịch.
Khi thuận Duyên thì Quả chắc chắn phải thành. Khi nghịch Duyên thì Quả có thể không thành hoặc ra quả hơi khác so với quy luật Nhân-Nghiệp-Quả.
Vì thế mà ta thấy nhiều trường hợp Nhân Quả chẳng tương ứng nhau.

Không chỉ ở khía cạnh xã hội. Ngay cả khía cạnh sinh học, nếu suy ngẫm kỹ ta cũng nhận ra sự rắc rối của Nhân Duyên Nghiệp Quả.
Xem một nắm đậu. Hạt đậu (Nhân) mang cái Nghiệp (quy trình sinh học được chi phối bởi gene, nói cách khác, gene chính là Nghiệp sinh học vậy) mọc lên cây đậu rồi đơm hoa kết trái đậu khác (Quả).
Nhưng có vài hạt đậu kẹt trong góc kho rồi mục nát, vài hạt bị mối mọt ăn, vài hạt bị rơi trên sân bị gà vịt ăn, một số hạt bị làm thức ăn cho người. Một số khác ra được đến ruộng, được gieo được tưới nên mới lên mầm. Nhưng trong thời gian trưởng thành để là cây đậu. Các mầm đó còn chịu tác động của nhiều Duyên khác như thời tiết, sâu bọ, thú vật đi qua đạp nát, bệnh của họ đậu…..vv. Thế là trong ruộng đậu đó vẫn có nhiều hạt đậu không thể thành cây đậu, có Nhân mà không có Quả. Vài hạt cho lên cây đậu bệnh tật, oặt ẹo chỉ có lá mà không ra hoa hay ra hoa mà không kết hạt. Thế là Quả cũng không tròn. Thuận Duyên thì Quả thành, không thuận Duyên thì Quả không thành hoặc lệch lạc đi (Duyên không viên mãn). Mà không chỉ một Duyên duy nhất can thiệp vào quá trình Nghiệp đang hành mà là vô số Duyên liên tục gặp gỡ giao tiếp với quá trình đó.Thế là Nhân và Nghiệp giống nhau có thể cho Quả khác nhau chỉ vì Duyên khác nhau.
Nếu nói vậy thì thuyết tiến hóa của Darwin là sao?
Như đã nói, Duyên có thể làm thay đổi tính chất vốn có của Nghiệp (gene) cho nên trong quá trình sống, một cơ thể sinh học có thể bị các Duyên bên ngoài gây biến đổi gene. Gene biến đổi thì hậu duệ không y như tiền bối mà có khác đi. Đó chính là sự tiến hóa hay chính xác hơn ta phải dùng chữ BIẾN HÓA. Có vậy, trái đất mới từ những phân tử vô cơ biến hóa dần để có những phân tử hữu cơ; từ sinh vật đơn bào thành sinh vật đa bào. Vì Duyên khác nhau nên một giòng phân tử có thể cho ra nhiều loài khác nhau vì thế mà trái đất có vô số chủng loại sinh vật.
Như vậy, Duyên có vẻ mạnh bằng hay hơn Nghiệp? Không phải vậy, bởi Duyên là yếu tố bên ngoài và tình cờ nên nó không có sức mạnh cố định. Có khi Duyên yếu hơn Nghiệp, có khi bằng và có khi mạnh hơn. Nhưng rõ ràng chỉ có Nhân và Nghiệp mà không có Duyên tác động vào thì không có Quả. Hiểu như vậy mới nhận ra sự khác nhau của Định Mệnh và Nhân Duyên Nghiệp Quả. Hiểu như vậy mới không an phận chấp nhận tất cả những gì đến với ta. Hiểu như vậy mới bình tỉnh quán sát trong hiện tại để nắm bắt cơ hội (Duyên) thay đổi Nghiệp và Quả của mình đã gây ra. Hiểu như vậy mới không tạo Nghiệp mới trong khi đang thực hiện Nghiệp cũ dù đang hưởng hay chịu. Ta cần hiểu rằng cái chúng ta cho là Phúc cũng là một dạng của Nhân Nghiệp Quả…..và gieo Nhân xấu là việc vẫn có thể xảy ra khi đang gọi là hưởng phúc !!!

Vì thế mà Phật giáo coi trọng yếu tố Duyên, chỉ sau yếu tố Nhân. Vì thế mà hai chữ Nhân Duyên thường đi đôi với nhau, vì thế mà lý Duyên-khởi là lý song hành với lý Nhân-Quả, vì thế mà hai chữ Duyên Nghiệp thường hay được nhắc đến … để giải thích các hiện tượng nhân sinh đầy rẫy mâu thuẩn với lý Nhân-Quả trong xã hội. Vì thế mà Đức Phật mới nói “thân người khó được”.

Vì thế, việc may mắn khi được làm người sao nở để trôi qua trong nhạt nhẽo vô tư hay cuồng loạn tranh giành và đầy thù hận oán hờn ganh ghét!

TU là rèn luyện tạo NHÂN tốt để may ra gặp DUYÊN tốt thì sẽ có cơ hội thu lượm QUẢ tốt vậy. Bởi trong một thời kỳ không dài, hạt đậu hoặc lên cây đậu hoặc không lên cây đậu chứ không thể lên cây mắc cở (trinh nữ) đầy gai được.
Không biết có ai đồng ý với tui hông?
Tạ Minh, Hà Nội, 11-09-2010 bắt dầu. Hà Nội 20-01-2015 tạm dừng.

.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

PHẤT THỦ LIỆU PHÁP(Đạt ma Dịch cân kinh).



Liệu pháp này hồi xưa có tên “Phất thủ liệu pháp”(liệu pháp vẩy tay), không biết vì sao giờ lại có tên “Đạt Ma Dịch cân kinh” ? Trong Đactrung lại có một tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, nội dung khác hẳn.Thôi, điều đó kg quan trọng. Quan trọng là liệu pháp này (Phất thủ Liệu pháp) có ích lợi gì và tại sao lại lợi ích ? Hiểu rõ thì mới tin và theo được vì thao tác này khá đơn điệu nên không gây hào hứng như các liệu pháp khác. Khiến cho ai hiện có sức khỏe bình thường không mấy quan tâm. Mặc dù nó tiện và dễ thực hành, nhất là với người lớn tuổi.
Công dụng, kỹ thuật và liều lượng tập có rất nhiều trên internet. Nhưng kg thấy giải thích vì sao mà tốt, chỉ thấy nói chung chung là giúp lưu thông khí huyết, thông kinh mạch. Những điểm này rất mơ hồ với người “ngoại đạo” như các bạn.Tôi cũng tò mò tập thử và mạo muội đưa ra mấy nhận xét bổ sung để giải thích rõ hơn tại sao liệu pháp này lại tốt, tốt ở khía cạnh nào, một cách rất ư là “ngoại đạo”.
Về kỹ thuật:
  • Trước đây bắt nhón gót chân khi phất tay ra sau rồi thả gót rơi tự do khi  thả tay về trước. Hiện nay lại bỏ chi tiết này. Theo tôi, nhón gót rồi thả rơi là xoa bóp gót, phòng ngừa thoái hóa gót. Không nên bỏ. Có điều, khi phất tay mạnh về sau kèm bấm đầu ngón chân thì hai động tác này hợp lại khiến gót chân tự động nhón lên một chút,khi thả tay và thả đầu ngón chân thì gót cũng tự động rơi xuống. Nhưng nếu bảo không nhón gót là gây ức chế cho người tập khiến họ kềm lại không cho chi tiết này thể hiện. Thế là mất đi một tác dụng tốt.
  • Bấm đầu ngón chân và nhíu hậu môn. Không nói rõ, gây hiểu lầm là bấm suốt từ đầu đến cuối buổi tập, gây mệt mỏi và thiếu máu cho cơ các nơi này,chưa kể gây căng thẳng cho người tập vì phải cố gắng, đó là sai nguyên tắc. Cơ thiếu máu vì khi gồng nó ép các mạch máu nằm trong nó khiến máu lưu thông khó khăn.Do đó nên: bấm đầu ngón chân, nhíu hậu môn cùng lúc khi phất tay, thả lỏng ra tất cả  khi thả tay. Chỉ còn một động tác gồng cơ là vểnh bàn tay lên, vì ở động tác phất tay, các cơ làm vểnh bàn tay này thả lỏng rồi.
Vậy, một nhịp gồng cơ, một nhịp thả lỏng mới tạo được lưu thông máu tốt, mới giữ nguyên tắc thoải mái cho người tập được.
Về tác dụng:
  • Phất Thủ Liệu Pháp đặc sắc hơn các PP khác ở chổ phất tay về sau mạnh và cao. Thủ thuật này làm tuần hoàn máu ở não gia tăng mạnh. Hiệu quả hơn nhiều so với thế trồng chuối ngược của Yoga. Yoga chỉ nhờ vào hấp lực của trái đất, thụ động đưa máu đỏ lên não, xuống não thì đúng hơn vì chân trên đầu dưới…hihi, nhưng lại gây trở ngại cho việc đưa máu đen từ não về tim. Phất Thủ Liệu Pháp là biện pháp đưa máu đỏ lên não tích cực. Khi phất tay ra sau mạnh và cao, các cơ vùng cổ gáy,bờ vai ép mạnh vào các mạch máu nơi này, tống máu đỏ lên, đưa máu đen xuống cũng nhanh và mạnh theo. Tuần hoàn máu đưa chất dinh dưỡng lên não và đưa chất thải sinh học xuống dưới nhanh hơn, mạnh hơn. Do đó sinh lý não bộ phải tốt hơn lên. Não bộ chỉ huy mọi hoạt động của tất cả cơ quan. Lãnh đạo khỏe minh mẫn thì cấp dưới làm việc tốt hơn là đương nhiên.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy não là cơ quan đặc biệt, càng làm việc nó càng chậm lão hóa (dĩ nhiên có nghỉ ngơi hợp lý cho não) và có thể không lão hóa; khác với các cơ quan còn lại, chỉ chậm chứ không dừng việc lão hóa được cho dù rèn luyện. Cho nên nhiều cụ tuy ăn không ngon, đi không nổi vẫn rất minh mẫn cho tới khi qua đời. Muốn được điều này dĩ nhiên là cần giữ cho não không bệnh vì những tình cảm xấu đã nói ở bài “ Giải quyết vấn đề của tinh thần”.
  • Phương pháp này là PP tập thể dục tại chổ, do đó có tác dụng tốt. Khi thao tác, các cơ bắp (tứ chi kể cả bàn tay chân và ngón, lưng, cổ gáy, trực tràng,kết tràng Sigma) đều được vận động. Tuy cường độ nhẹ nhưng vẫn giúp máu lưu thông tốt hơn là không tập. Tuy nhiên chưa là giải pháp trọn vẹn cho việc rèn luyện thân thể. Nhưng dễ nhất, tiện nhất.
  • Nếu ta làm thêm vài động tác nho nhỏ sau đây thì…có lẻ tốt hơn nữa: đảo mắt theo vòng tròn, vổ bàn tay vào tai bên này rồi bên kia thay đổi nhau 3-5 cái một nhịp. Giúp cho sinh lý mắt tai cải thiện. Liều lượng tùy nghi.
Khả năng tôi có hạn, chỉ nói được bây nhiêu thôi. Mong được sự góp ý bổ sung thêm


Lương y Tạ Minh, Hóc Môn 01- 04-2010.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ.

Bài này vốn đã đăng trong blog Yahoo360 từ lâu. Nay Yahoo đã đóng blog, tình cờ tìm lại được nên lại đưa lên đây.


            Tôi viết bài này, nhân câu hỏi về trường hợp “mòn cột sống cổ” của một bạn đọc gởi cho tôi..
            Hiện nay ở VN, từ THOÁI HÓA chỉ chung cho sự biến đổi không còn nguyên trạng thái cấu tạo sinh lý vốn có, là một loại bệnh không có tính chất ác tính. Là một bệnh thuộc loại tổn tương thực thể. Trong Tây y, ta thường gặp từ ngữ này trong các bệnh về xương khớp. Đây là một bệnh thuộc loại Âm hư theo Đông y: “Dương hư dễ điền, Âm hư khó bổ” là một câu rất hay của Đông y. Vì hầu như các bệnh lý loại âm hư đều khó trị, hiệu quả chậm và hiếm khi thành công 100%. Cho nên thoái hóa khớp gối cũng là loại khó trị (không phải bất trị).
            Nói về cột sống. Thoái hóa có thể là vôi hóa (gai), thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, xơ hóa đĩa đệm, xẹp thân đốt sống, mòn mặt đốt sống…vv. Loại bệnh này không gây nguy hiễm đến tính mạng bệnh nhân ngay nhưng gây khó chịu triền miên ngay từ khi chớm bệnh. Đau, tê, mỏi tại đốt sống bị thoái hóa và dọc theo đường đi của dây thần kinh từ đốt thoái hóa đi ra có thể đến tận đầu chi (đầu ngón tay, chân) là ba triệu chứng thường gặp nhất. Ở cột sống cổ ta còn có thể bắt gặp triệu chứng choáng váng, nhức đầu, hoa mắt, ù tai.
            Như đã nói, vì thuộc dạng Âm hư nên tôi thường dùng bộ BỔ ÂM HUYẾT cọng với phản chiếu nơi bị thoái hóa làm chủ lực, thủ pháp kỹ thuật thì tùy hàn hay nhiệt chứng mà ứng biến cho phù hợp với hiện trạng.
            Vì sao? Bệnh nhân đến với ta thường mắc bệnh đã lâu. Trên nền thoái hóa đó, nơi bị bệnh rất dễ bị khí hàn  và khí nhiệt (sức lạnh, sức nóng) tác động thêm. Cho nên dùng phản chiếu cần linh động theo diễn biến từng thời kỳ cảm nhiễm của bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị.
Âm hư có do hàn, có do nhiệt. Nên khi bổ Âm cũng cần ôn bổ hay lương bổ cho phù hợp với thể trạng (tạng người) của bệnh nhân. Vấn đề này khá rộng, sẽ bàn luận ở một bài riêng.
Với bệnh nhân có bàn chân lạnh, ta dùng ngãi cứu hơ bộ Bổ Âm Huyết, mỗi huyệt một liều (một lần nóng). Day có dầu phản chiếu cột sống cổ ở bnmặt, nếu mặt cũng mát lạnh. Nếu mặt ấm, ta day vaseline phản chiếu cổ.
            Với bệnh nhân có bàn chân ấm, thông thường mặt cũng ấm, ta day với vaseline bộ Bổ Âm Huyết ở mặt, day phản chiếu cột sống cổ ở mặt.
Tuy nhiên, nên tác động thêm vào phản chiếu cột sống lưng trên (D1 - D5) để hổ trợ sinh hóa cho C1 - C7.
Ngoài ra, nên day có dầu hay day vaseline các điểm đau tại cột sống.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

LUÂN HỒI (NHẮC NHỞ 2)



“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ao bèo.”
Hạt dầm mái lá nhà nghèo,
Hạt ghé mái ngói, hạt trèo lên cây.
Hạt ôm má đỏ hây hây,
Hạt ghì tóc bạc môi dầy nhăn nheo.
Hạt theo giòng suối lưng đèo,
Hạt hòa biển rộng, hạt gieo cát vàng.
…………………………….
Bốc lên em lại lang thang…..
Làm mưa rơi xuống trần gian lưu đày.
Hóa ra em vẫn ở đây,
Té ra mình vẫn hạt gầy mưa sa….. !!
Tranh giành, lừa đảo Người – Ta……..
Qua lại, lên xuống chỉ là nước thôi…….. !!!
Chẳng ra khỏi LUẬT LUÂN HỒI !
Hihi………………………………………. !

Sài Gòn 27-08-2014.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

ÔN LÝ GIẢI BIỂU VÀ TÔI.




Giáng sinh 2006, tôi được làm một chuyến du lịch Phan Thiết - Đà Lạt cùng gia đình anh Sơn, một đại sư huynh của tôi - học trò đầu tiên của thầy Hình Ích Viễn. Anh thuộc lòng Thương hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược của Y Tổ Trương Trọng Cảnh, từng một thời lẫy lừng ở Định Quán rồi Long Khánh, với hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày thời thập niên 80-90 của thế kỷ 20. Nhưng vì không có bằng cấp chuyên môn, anh thường bị ngành “hỏi thăm sức khỏe” nên sau năm 1996 anh bỏ nghề chuyển sang kinh doanh. Thật đáng tiếc.
Sau một vòng Phan Thiết chúng tôi lên tới Đà Lạt vừa chập choạng tối, nhận phòng xong, tôi đi tắm. Vừa xoa xà bông khắp người thì một cơn gió lạnh buốt ập tới. Ngoái nhìn theo hướng gió………mèn ơi…… tôi thấy cửa sổ phòng tắm bể một miếng to cở cái quạt giấy nan tre. Lật đật dội nước cho trôi xà bông cũng không kịp vì 2 đợt gió lạnh tiếp theo lùa vô khiến tôi run bần bật. Vừa ra khỏi phòng tắm chưa kịp mặc quần áo, giọng anh Sơn đã rổn rảng: “Ông Minh ơi……xong chưa…đi………đói bụng quá rồi”. Tôi lật đật mặc quần áo, xức dầu bộ Thăng rồi tháp tùng theo đoàn đi ăn tối, ăn xong, cảm thấy hơi ổn bớt lạnh. Nhưng khổ thay, cả nhà lại lôi tôi ra bờ hồ Xuân Hương uống cà phê mãi gần 12 giờ đêm mới về. Về phòng tôi dán cao bộ Thăng, thấy hết lạnh, ngủ một giấc tới sáng. Sáng dậy, lại cảm thấy ớn lạnh nhưng lại tiếp tục bị lôi đi chơi. Lại tạm xức dầu bộ Thăng………lại đi chơi…..cứ thế 3 ngày ở Đà Lạt tôi cầm cự với bệnh bằng bộ Thăng. Ngày thì xức dầu, đêm thì dán cao trước khi ngủ……..chớ không có thì giờ để hơ nữa vì ông sư huynh của tôi cứ lôi tôi đi liên tục khắp nơi từ sáng sớm đến nữa đêm mới về……… về phòng đã mệt đừ lại buồn ngủ nên lười không hơ ngãi nỗi…….hihi.
Sau 3 ngày ở Đà Lạt, về tới nhà anh ở Long Khánh thì tôi bịnh thật sự. Uể oải, lừ đừ, sốt nhẹ, ăn không vô. Anh Sơn bắt mạch cho tôi, phán:
-          Ông bị cảm nhập lý rồi.
-          Rồi sao?
-          Uống thuốc chớ sao, để tui sắc thuốc cho ông.
-          Bài gì vậy?
-          Sài Hồ……..chuyên khử hàn tà trong lý rồi tống ra biểu đi luôn………không nhớ bài à?
-          Chưa gặp kiểu này bao giờ nên không thuộc, không nhớ…….hihi.
Cùng học thầy Viễn, nhưng tôi học nhằm mục đích phục vụ cho Diện Chẩn nên về thuốc rất lơ mơ, lại vừa học vừa làm, bận bịu suốt ngày nên chỉ khi gặp bệnh không hiểu hoặc không chữa tốt thì mới dở sách ra tra cứu……còn anh thì học tập trung liên tục mấy năm ở thầy Viễn và chuyên về thuốc mà DC rất kém vì anh chỉ mê thuốc………hihihi.
Đang nữa tỉnh nữa mê trên giường chờ thuốc, bỗng tôi tỉnh hẵn khi chợt nghĩ ra cảm nhập lý này tôi chưa gặp bao giờ…………Bây giờ, uống thuốc vô hết bịnh thì làm sao có cơ hội để nghiên cứu chữa bằng DC được. Lý đã biết, phải nghiên cứu cho ra một bộ huyệt có công dụng tán hàn tà nhập lý và đưa ra biểu để giải đi. Đây là một bệnh khó và ít gặp……..bỏ qua rất uổng. Tôi nghĩ vậy………hihi. Thế là tôi bật dậy, bận quần áo, dắt xe ra sân, cột hành lý lên xe xong xuôi, tôi ra sau bếp nói với anh là nhà có việc, phải về gấp ! Tội nghiệp, đang lui cui sắc thuốc cho tôi, anh hơ hải:
-          Trời ! Cha nội nầy………thuốc gần rồi….. rồi………uống cái đã rồi hãy về. Bảo đảm với ông…..một thang nầy là xong.
-          Thôi………còn hơn 1 tiếng nữa lận………không kịp đâu…….tui phải chạy về liền. Miệng nói chân như chạy, tôi ra xe, nổ máy và zdọt………hihihi.
Về đến ngã ba đường đi Vũng Tàu, tôi gọi Luyến, một học trò gần nhà, chuẩn bị qua giúp tôi. Việc tự hơ ngãi trên mặt không khó trong điều trị nhưng tự hơ dò ngải cứu trên mặt rất khó, mà tôi muốn tìm cho được cách chữa bệnh này nên phải nhờ người có kỹ thuật hơ dò huyệt bằng ngãi cứu thuần thục. Các học viên của tôi đều được huấn luyện kỹ nên nắm rất chắc chắn về kỹ thuật này.
Về đến nhà khoảng 16g30, tôi thấy Luyến đang chờ ngoài cửa. Thế là sau lần hơ dò và điều trị đầu tiên, người tôi tỉnh ra và thêm 2 lần sau tự trị vào tối hôm đó và sáng hôm sau, tôi khỏi bệnh hoàn toàn. Bộ ÔN LÝ GIẢI BIỂU ra đời như vậy đó.
Sau đó một thời gian ngắn. Một cô độ 30 tuổi đến nhờ tôi chữa chứng đau nhức khắp người hơn 20 năm, từ khi cô biết nhớ là đã mắc bệnh này. Chạy chữa khắp nơi, khắp bộ môn kể cả giải hạn gọi hồn…….hic!!!! Qua hỏi bệnh tôi mới biết quê cô ở Hải Dương, nhà chuyên canh rau muống. Từ nhỏ đã phải dậy sớm bất kể thời tiết để giúp gia đình thu hoạch rau, ngày nào cũng phải ngâm nước hàng giờ. Từ ngày lấy chồng, theo vào Sài Gòn, chứng này có giãm về cường độ nhưng vẫn không chịu rời bỏ cô. Mấy ngày đầu, tôi dùng bộ Thăng tăng cường độ dần đến mức mạnh nhất mà vẫn không có hiệu ứng tốt xấu gì (!!!???): bàn chân hơ có dầu bộ Thăng và trừ thấp, ở mặt hơ có dầu dán cao cào dầu trục thấp. Ngày thứ sáu, tôi quyết định dùng thử bộ Ôn Lý Giải Biểu vừa tìm ra, cô chỉ cảm thấy dễ chịu một chút sau khi trị xong, tôi thêm bộ Thăng, Trừ Thấp. Từ đó cô cho biết chứng đau này giãm cường độ rõ rệt. Sau 1 tuần điều trị theo hướng Ôn Lý Giải Biểu, Thăng Dương, Trừ Thấp bằng ngãi cứu, cô khỏi bệnh.
Tôi hết sức mừng rỡ, vì tình trạng hàn nhập lý là rất khó trị………….và cho tới nay tôi vẫn không hiểu sức mạnh nào giúp tôi chạy xe máy một mạch 80 cây số từ Long Khánh về Sài Gòn trong 2 tiếng đồng hồ với căn bệnh cảm hàn nhập lý như vậy ?
Có lẻ do khát khao nghiên cứu và do ý chí điều khiển cơ thể vượt qua sự mỏi mệt chăng?
Lương-y Tạ Minh, Hà Nội 02-07-2014.