Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

PHẤT THỦ LIỆU PHÁP(Đạt ma Dịch cân kinh).



Liệu pháp này hồi xưa có tên “Phất thủ liệu pháp”(liệu pháp vẩy tay), không biết vì sao giờ lại có tên “Đạt Ma Dịch cân kinh” ? Trong Đactrung lại có một tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, nội dung khác hẳn.Thôi, điều đó kg quan trọng. Quan trọng là liệu pháp này (Phất thủ Liệu pháp) có ích lợi gì và tại sao lại lợi ích ? Hiểu rõ thì mới tin và theo được vì thao tác này khá đơn điệu nên không gây hào hứng như các liệu pháp khác. Khiến cho ai hiện có sức khỏe bình thường không mấy quan tâm. Mặc dù nó tiện và dễ thực hành, nhất là với người lớn tuổi.
Công dụng, kỹ thuật và liều lượng tập có rất nhiều trên internet. Nhưng kg thấy giải thích vì sao mà tốt, chỉ thấy nói chung chung là giúp lưu thông khí huyết, thông kinh mạch. Những điểm này rất mơ hồ với người “ngoại đạo” như các bạn.Tôi cũng tò mò tập thử và mạo muội đưa ra mấy nhận xét bổ sung để giải thích rõ hơn tại sao liệu pháp này lại tốt, tốt ở khía cạnh nào, một cách rất ư là “ngoại đạo”.
Về kỹ thuật:
  • Trước đây bắt nhón gót chân khi phất tay ra sau rồi thả gót rơi tự do khi  thả tay về trước. Hiện nay lại bỏ chi tiết này. Theo tôi, nhón gót rồi thả rơi là xoa bóp gót, phòng ngừa thoái hóa gót. Không nên bỏ. Có điều, khi phất tay mạnh về sau kèm bấm đầu ngón chân thì hai động tác này hợp lại khiến gót chân tự động nhón lên một chút,khi thả tay và thả đầu ngón chân thì gót cũng tự động rơi xuống. Nhưng nếu bảo không nhón gót là gây ức chế cho người tập khiến họ kềm lại không cho chi tiết này thể hiện. Thế là mất đi một tác dụng tốt.
  • Bấm đầu ngón chân và nhíu hậu môn. Không nói rõ, gây hiểu lầm là bấm suốt từ đầu đến cuối buổi tập, gây mệt mỏi và thiếu máu cho cơ các nơi này,chưa kể gây căng thẳng cho người tập vì phải cố gắng, đó là sai nguyên tắc. Cơ thiếu máu vì khi gồng nó ép các mạch máu nằm trong nó khiến máu lưu thông khó khăn.Do đó nên: bấm đầu ngón chân, nhíu hậu môn cùng lúc khi phất tay, thả lỏng ra tất cả  khi thả tay. Chỉ còn một động tác gồng cơ là vểnh bàn tay lên, vì ở động tác phất tay, các cơ làm vểnh bàn tay này thả lỏng rồi.
Vậy, một nhịp gồng cơ, một nhịp thả lỏng mới tạo được lưu thông máu tốt, mới giữ nguyên tắc thoải mái cho người tập được.
Về tác dụng:
  • Phất Thủ Liệu Pháp đặc sắc hơn các PP khác ở chổ phất tay về sau mạnh và cao. Thủ thuật này làm tuần hoàn máu ở não gia tăng mạnh. Hiệu quả hơn nhiều so với thế trồng chuối ngược của Yoga. Yoga chỉ nhờ vào hấp lực của trái đất, thụ động đưa máu đỏ lên não, xuống não thì đúng hơn vì chân trên đầu dưới…hihi, nhưng lại gây trở ngại cho việc đưa máu đen từ não về tim. Phất Thủ Liệu Pháp là biện pháp đưa máu đỏ lên não tích cực. Khi phất tay ra sau mạnh và cao, các cơ vùng cổ gáy,bờ vai ép mạnh vào các mạch máu nơi này, tống máu đỏ lên, đưa máu đen xuống cũng nhanh và mạnh theo. Tuần hoàn máu đưa chất dinh dưỡng lên não và đưa chất thải sinh học xuống dưới nhanh hơn, mạnh hơn. Do đó sinh lý não bộ phải tốt hơn lên. Não bộ chỉ huy mọi hoạt động của tất cả cơ quan. Lãnh đạo khỏe minh mẫn thì cấp dưới làm việc tốt hơn là đương nhiên.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy não là cơ quan đặc biệt, càng làm việc nó càng chậm lão hóa (dĩ nhiên có nghỉ ngơi hợp lý cho não) và có thể không lão hóa; khác với các cơ quan còn lại, chỉ chậm chứ không dừng việc lão hóa được cho dù rèn luyện. Cho nên nhiều cụ tuy ăn không ngon, đi không nổi vẫn rất minh mẫn cho tới khi qua đời. Muốn được điều này dĩ nhiên là cần giữ cho não không bệnh vì những tình cảm xấu đã nói ở bài “ Giải quyết vấn đề của tinh thần”.
  • Phương pháp này là PP tập thể dục tại chổ, do đó có tác dụng tốt. Khi thao tác, các cơ bắp (tứ chi kể cả bàn tay chân và ngón, lưng, cổ gáy, trực tràng,kết tràng Sigma) đều được vận động. Tuy cường độ nhẹ nhưng vẫn giúp máu lưu thông tốt hơn là không tập. Tuy nhiên chưa là giải pháp trọn vẹn cho việc rèn luyện thân thể. Nhưng dễ nhất, tiện nhất.
  • Nếu ta làm thêm vài động tác nho nhỏ sau đây thì…có lẻ tốt hơn nữa: đảo mắt theo vòng tròn, vổ bàn tay vào tai bên này rồi bên kia thay đổi nhau 3-5 cái một nhịp. Giúp cho sinh lý mắt tai cải thiện. Liều lượng tùy nghi.
Khả năng tôi có hạn, chỉ nói được bây nhiêu thôi. Mong được sự góp ý bổ sung thêm


Lương y Tạ Minh, Hóc Môn 01- 04-2010.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ.

Bài này vốn đã đăng trong blog Yahoo360 từ lâu. Nay Yahoo đã đóng blog, tình cờ tìm lại được nên lại đưa lên đây.


            Tôi viết bài này, nhân câu hỏi về trường hợp “mòn cột sống cổ” của một bạn đọc gởi cho tôi..
            Hiện nay ở VN, từ THOÁI HÓA chỉ chung cho sự biến đổi không còn nguyên trạng thái cấu tạo sinh lý vốn có, là một loại bệnh không có tính chất ác tính. Là một bệnh thuộc loại tổn tương thực thể. Trong Tây y, ta thường gặp từ ngữ này trong các bệnh về xương khớp. Đây là một bệnh thuộc loại Âm hư theo Đông y: “Dương hư dễ điền, Âm hư khó bổ” là một câu rất hay của Đông y. Vì hầu như các bệnh lý loại âm hư đều khó trị, hiệu quả chậm và hiếm khi thành công 100%. Cho nên thoái hóa khớp gối cũng là loại khó trị (không phải bất trị).
            Nói về cột sống. Thoái hóa có thể là vôi hóa (gai), thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, xơ hóa đĩa đệm, xẹp thân đốt sống, mòn mặt đốt sống…vv. Loại bệnh này không gây nguy hiễm đến tính mạng bệnh nhân ngay nhưng gây khó chịu triền miên ngay từ khi chớm bệnh. Đau, tê, mỏi tại đốt sống bị thoái hóa và dọc theo đường đi của dây thần kinh từ đốt thoái hóa đi ra có thể đến tận đầu chi (đầu ngón tay, chân) là ba triệu chứng thường gặp nhất. Ở cột sống cổ ta còn có thể bắt gặp triệu chứng choáng váng, nhức đầu, hoa mắt, ù tai.
            Như đã nói, vì thuộc dạng Âm hư nên tôi thường dùng bộ BỔ ÂM HUYẾT cọng với phản chiếu nơi bị thoái hóa làm chủ lực, thủ pháp kỹ thuật thì tùy hàn hay nhiệt chứng mà ứng biến cho phù hợp với hiện trạng.
            Vì sao? Bệnh nhân đến với ta thường mắc bệnh đã lâu. Trên nền thoái hóa đó, nơi bị bệnh rất dễ bị khí hàn  và khí nhiệt (sức lạnh, sức nóng) tác động thêm. Cho nên dùng phản chiếu cần linh động theo diễn biến từng thời kỳ cảm nhiễm của bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị.
Âm hư có do hàn, có do nhiệt. Nên khi bổ Âm cũng cần ôn bổ hay lương bổ cho phù hợp với thể trạng (tạng người) của bệnh nhân. Vấn đề này khá rộng, sẽ bàn luận ở một bài riêng.
Với bệnh nhân có bàn chân lạnh, ta dùng ngãi cứu hơ bộ Bổ Âm Huyết, mỗi huyệt một liều (một lần nóng). Day có dầu phản chiếu cột sống cổ ở bnmặt, nếu mặt cũng mát lạnh. Nếu mặt ấm, ta day vaseline phản chiếu cổ.
            Với bệnh nhân có bàn chân ấm, thông thường mặt cũng ấm, ta day với vaseline bộ Bổ Âm Huyết ở mặt, day phản chiếu cột sống cổ ở mặt.
Tuy nhiên, nên tác động thêm vào phản chiếu cột sống lưng trên (D1 - D5) để hổ trợ sinh hóa cho C1 - C7.
Ngoài ra, nên day có dầu hay day vaseline các điểm đau tại cột sống.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

LUÂN HỒI (NHẮC NHỞ 2)



“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ao bèo.”
Hạt dầm mái lá nhà nghèo,
Hạt ghé mái ngói, hạt trèo lên cây.
Hạt ôm má đỏ hây hây,
Hạt ghì tóc bạc môi dầy nhăn nheo.
Hạt theo giòng suối lưng đèo,
Hạt hòa biển rộng, hạt gieo cát vàng.
…………………………….
Bốc lên em lại lang thang…..
Làm mưa rơi xuống trần gian lưu đày.
Hóa ra em vẫn ở đây,
Té ra mình vẫn hạt gầy mưa sa….. !!
Tranh giành, lừa đảo Người – Ta……..
Qua lại, lên xuống chỉ là nước thôi…….. !!!
Chẳng ra khỏi LUẬT LUÂN HỒI !
Hihi………………………………………. !

Sài Gòn 27-08-2014.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

ÔN LÝ GIẢI BIỂU VÀ TÔI.




Giáng sinh 2006, tôi được làm một chuyến du lịch Phan Thiết - Đà Lạt cùng gia đình anh Sơn, một đại sư huynh của tôi - học trò đầu tiên của thầy Hình Ích Viễn. Anh thuộc lòng Thương hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược của Y Tổ Trương Trọng Cảnh, từng một thời lẫy lừng ở Định Quán rồi Long Khánh, với hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày thời thập niên 80-90 của thế kỷ 20. Nhưng vì không có bằng cấp chuyên môn, anh thường bị ngành “hỏi thăm sức khỏe” nên sau năm 1996 anh bỏ nghề chuyển sang kinh doanh. Thật đáng tiếc.
Sau một vòng Phan Thiết chúng tôi lên tới Đà Lạt vừa chập choạng tối, nhận phòng xong, tôi đi tắm. Vừa xoa xà bông khắp người thì một cơn gió lạnh buốt ập tới. Ngoái nhìn theo hướng gió………mèn ơi…… tôi thấy cửa sổ phòng tắm bể một miếng to cở cái quạt giấy nan tre. Lật đật dội nước cho trôi xà bông cũng không kịp vì 2 đợt gió lạnh tiếp theo lùa vô khiến tôi run bần bật. Vừa ra khỏi phòng tắm chưa kịp mặc quần áo, giọng anh Sơn đã rổn rảng: “Ông Minh ơi……xong chưa…đi………đói bụng quá rồi”. Tôi lật đật mặc quần áo, xức dầu bộ Thăng rồi tháp tùng theo đoàn đi ăn tối, ăn xong, cảm thấy hơi ổn bớt lạnh. Nhưng khổ thay, cả nhà lại lôi tôi ra bờ hồ Xuân Hương uống cà phê mãi gần 12 giờ đêm mới về. Về phòng tôi dán cao bộ Thăng, thấy hết lạnh, ngủ một giấc tới sáng. Sáng dậy, lại cảm thấy ớn lạnh nhưng lại tiếp tục bị lôi đi chơi. Lại tạm xức dầu bộ Thăng………lại đi chơi…..cứ thế 3 ngày ở Đà Lạt tôi cầm cự với bệnh bằng bộ Thăng. Ngày thì xức dầu, đêm thì dán cao trước khi ngủ……..chớ không có thì giờ để hơ nữa vì ông sư huynh của tôi cứ lôi tôi đi liên tục khắp nơi từ sáng sớm đến nữa đêm mới về……… về phòng đã mệt đừ lại buồn ngủ nên lười không hơ ngãi nỗi…….hihi.
Sau 3 ngày ở Đà Lạt, về tới nhà anh ở Long Khánh thì tôi bịnh thật sự. Uể oải, lừ đừ, sốt nhẹ, ăn không vô. Anh Sơn bắt mạch cho tôi, phán:
-          Ông bị cảm nhập lý rồi.
-          Rồi sao?
-          Uống thuốc chớ sao, để tui sắc thuốc cho ông.
-          Bài gì vậy?
-          Sài Hồ……..chuyên khử hàn tà trong lý rồi tống ra biểu đi luôn………không nhớ bài à?
-          Chưa gặp kiểu này bao giờ nên không thuộc, không nhớ…….hihi.
Cùng học thầy Viễn, nhưng tôi học nhằm mục đích phục vụ cho Diện Chẩn nên về thuốc rất lơ mơ, lại vừa học vừa làm, bận bịu suốt ngày nên chỉ khi gặp bệnh không hiểu hoặc không chữa tốt thì mới dở sách ra tra cứu……còn anh thì học tập trung liên tục mấy năm ở thầy Viễn và chuyên về thuốc mà DC rất kém vì anh chỉ mê thuốc………hihihi.
Đang nữa tỉnh nữa mê trên giường chờ thuốc, bỗng tôi tỉnh hẵn khi chợt nghĩ ra cảm nhập lý này tôi chưa gặp bao giờ…………Bây giờ, uống thuốc vô hết bịnh thì làm sao có cơ hội để nghiên cứu chữa bằng DC được. Lý đã biết, phải nghiên cứu cho ra một bộ huyệt có công dụng tán hàn tà nhập lý và đưa ra biểu để giải đi. Đây là một bệnh khó và ít gặp……..bỏ qua rất uổng. Tôi nghĩ vậy………hihi. Thế là tôi bật dậy, bận quần áo, dắt xe ra sân, cột hành lý lên xe xong xuôi, tôi ra sau bếp nói với anh là nhà có việc, phải về gấp ! Tội nghiệp, đang lui cui sắc thuốc cho tôi, anh hơ hải:
-          Trời ! Cha nội nầy………thuốc gần rồi….. rồi………uống cái đã rồi hãy về. Bảo đảm với ông…..một thang nầy là xong.
-          Thôi………còn hơn 1 tiếng nữa lận………không kịp đâu…….tui phải chạy về liền. Miệng nói chân như chạy, tôi ra xe, nổ máy và zdọt………hihihi.
Về đến ngã ba đường đi Vũng Tàu, tôi gọi Luyến, một học trò gần nhà, chuẩn bị qua giúp tôi. Việc tự hơ ngãi trên mặt không khó trong điều trị nhưng tự hơ dò ngải cứu trên mặt rất khó, mà tôi muốn tìm cho được cách chữa bệnh này nên phải nhờ người có kỹ thuật hơ dò huyệt bằng ngãi cứu thuần thục. Các học viên của tôi đều được huấn luyện kỹ nên nắm rất chắc chắn về kỹ thuật này.
Về đến nhà khoảng 16g30, tôi thấy Luyến đang chờ ngoài cửa. Thế là sau lần hơ dò và điều trị đầu tiên, người tôi tỉnh ra và thêm 2 lần sau tự trị vào tối hôm đó và sáng hôm sau, tôi khỏi bệnh hoàn toàn. Bộ ÔN LÝ GIẢI BIỂU ra đời như vậy đó.
Sau đó một thời gian ngắn. Một cô độ 30 tuổi đến nhờ tôi chữa chứng đau nhức khắp người hơn 20 năm, từ khi cô biết nhớ là đã mắc bệnh này. Chạy chữa khắp nơi, khắp bộ môn kể cả giải hạn gọi hồn…….hic!!!! Qua hỏi bệnh tôi mới biết quê cô ở Hải Dương, nhà chuyên canh rau muống. Từ nhỏ đã phải dậy sớm bất kể thời tiết để giúp gia đình thu hoạch rau, ngày nào cũng phải ngâm nước hàng giờ. Từ ngày lấy chồng, theo vào Sài Gòn, chứng này có giãm về cường độ nhưng vẫn không chịu rời bỏ cô. Mấy ngày đầu, tôi dùng bộ Thăng tăng cường độ dần đến mức mạnh nhất mà vẫn không có hiệu ứng tốt xấu gì (!!!???): bàn chân hơ có dầu bộ Thăng và trừ thấp, ở mặt hơ có dầu dán cao cào dầu trục thấp. Ngày thứ sáu, tôi quyết định dùng thử bộ Ôn Lý Giải Biểu vừa tìm ra, cô chỉ cảm thấy dễ chịu một chút sau khi trị xong, tôi thêm bộ Thăng, Trừ Thấp. Từ đó cô cho biết chứng đau này giãm cường độ rõ rệt. Sau 1 tuần điều trị theo hướng Ôn Lý Giải Biểu, Thăng Dương, Trừ Thấp bằng ngãi cứu, cô khỏi bệnh.
Tôi hết sức mừng rỡ, vì tình trạng hàn nhập lý là rất khó trị………….và cho tới nay tôi vẫn không hiểu sức mạnh nào giúp tôi chạy xe máy một mạch 80 cây số từ Long Khánh về Sài Gòn trong 2 tiếng đồng hồ với căn bệnh cảm hàn nhập lý như vậy ?
Có lẻ do khát khao nghiên cứu và do ý chí điều khiển cơ thể vượt qua sự mỏi mệt chăng?
Lương-y Tạ Minh, Hà Nội 02-07-2014.

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

CHUYỆN Ở THỊ XÃ LONG XUYÊN.





Năm 1989 hay 1990 gì đó, Hội Chữ Thập Đỏ Long Xuyên đưa xe lên mời Thầy Châu về Long Xuyên huấn luyện DC, thời điểm đó Long Xuyên còn là thị xã. Thầy Châu đưa tôi theo để trợ giúp ông. Hóa ra, An Giang đã hình thành phong trào DC được mấy năm do Ba Đức, một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo gầy dựng. Ba Đức học DC từ ông Tư (cho đến nay tôi cũng chưa biết mặt ông Tư, chỉ biết ông có học DC ở TT-DC.ĐKLP, 19B Phạm Ngọc Thạch từ năm 86-87 gì đó). Ba Đức gầy dựng phong trào rất thành công, thành công đến mức hơn 20 phòng khám cấp phường xã của TX Long Xuyên và một số huyện lân cận thuộc tỉnh An Giang đều có tổ điều trị bệnh bằng DC. Đến mức các BS trong ban lãnh đạo Hội Chữ Thập Đỏ của Long Xuyên phải chú ý và họ quyết định mời Thầy Châu về để cũng cố và phát triển vững mạnh hơn cho phong trào vì trình độ văn hóa của Ba Đức chưa quá cấp 1 nên họ không tin tưởng lắm!!! Với lại, dù sao mời “sư tổ” xuống vẫn hợp lý và yên tâm hơn.
Lớp huấn luyện DC ở thị xã Long Xuyên do Hội Chữ Thập Đỏ tổ chức vừa xong thì Ba Đức mời chúng tôi đến lớp đang huấn luyện của cậu ta (ở đâu….quên rồi). Tại đây, cậu đưa đến một bệnh nhân nữ khoảng 50 tuổi, bị sưng (phù nề) đốt 1 ngón tay cái bên phải đã hơn tháng, không đau lắm dù bóp vào chổ sưng nhưng khiến ngón tay không co duỗi được. Cậu cho biết trị cả tuần mà không ăn thua gì, theo cậu đây là ca bệnh về khớp kỳ cục nhất từ trước đến giờ của cậu. Mặc dù văn hóa chỉ ở cấp 1 nhưng tay nghề DC và khả năng tổ chức của Ba Đức khá tốt nên mới phát động và triển khai phong trào DC ở đây mạnh đến vậy. Tôi day bộ Trừ Thấp, không có phản chiếu. Ba Đức hỏi:
-          Sao thầy không day phản chiếu?
-          Vì bệnh này do thấp thuần túy, không dùng phản chiếu thử xem nó hiệu quả đến đâu. Ngày mai mà không giãm sẽ thêm phản chiếu cũng không muộn.
Sáng hôm sau, chúng tôi vừa đến lớp, Ba Đức thông báo BN sưng khớp hôm qua mời thầy trò cả lớp (gần 40 người) đến nhà chị dùng một bữa tiệc chay mừng ngón tay chị đã trở về bình thường. Thì ra hôm qua tại lớp, ngón tay chưa chuyển biến gì nhưng khi về nhà, sau giấc ngủ trưa dậy chị ngạc nhiên thấy nó trở lại bình thường như hồi chưa sưng.
Nhà chị là một bè nuôi cá trên sông, một buổi tiệc chay thật vui và mát mẻ.
Sau đó, Ba Đức cho hay cậu áp dụng ngay cho một ca bệnh u nang buồng trứng bằng cách day dầu bộ này và thêm vùng 73 phản chiếu buồng trứng; thành công……..và cậu mê bộ này từ đó.
Thật ra, tôi đã nghiên cứu định hình xong bộ Trừ Thấp ở TT/DCĐKLP nhưng chưa phổ biến vì định nghiên cứu cho tận ngọn nguồn các trường hợp bệnh do thấp. Nhân dịp này tôi muốn thử nghiệm thêm cho chắc nên không dùng phản chiếu, không ngờ thành công mỹ mãn. Từ đó, tôi mới chính thức phổ biến công khai bộ Trừ Thấp mà lại là ở An Giang chớ không phải ở Sài Gòn, cái nôi của Diện Chẩn.
Sau này, vì nhiều trường hợp khác nhau, tôi thiết kế thêm bộ Lọc Thấp và bộ Trục Thấp cho phù hợp thực tế bệnh trạng và thể trạng của mỗi bệnh nhân.
Có điều cần nói rõ là bộ Trừ Thấp nên tác động từ dưới lên, bắt đầu từ huyệt 521, kết thúc ở huyệt 103 chớ không phải khởi đầu từ 103, kết thúc ở 521 như một số tài liệu khác, có lẻ vì người copy không hiểu hàm ý của tôi nên đã tự động điều chỉnh khiến bộ huyệt giãm hiệu quả nhiều. Vì từ dưới lên hàm ý kèm tính thăng khí để hổ trợ và phát huy chức năng trừ thấp. Vì “khí suy thì thấp trệ, khí hành thì thấp tan”.
Bộ Lọc Thấp lại từ trên xuống vì lọc chỉ có nghĩa đề phòng thấp tụ khi cần bổ âm bổ huyết cho nên không cần nhờ khí hổ trợ như Trừ Thấp hay Trục Thấp.
Lương-y Tạ Minh.
Sài Gòn, Quận 10, 28-04-2014.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Trả lời HV HuongPhan



Té đau nhớ lâu. Hihi


"Huong Phan…………" <huong………….@yahoo.com.vn> đã viết:

Để sử dụng đúng, phát huy tác dụng của bộ THĂNG, không gây hại cho BN quả là rất khó thầy ạ. Em phải học lại cho kỹ thôi thầy ơi!
Sao cái ngày hôm qua em mắc nhiều lỗi thế không biết? 
Nhưng thật là may chưa gây nguy hiểm nặng, đều đã khắc phục được, và em đã có bài học thực tế, nhớ lâu.... hì hì..... 
Thầy ơi! thầy đừng làm việc quá sức thầy nhé!




"Huong Phan…………" <huong………..@yahoo.com.vn> đã viết:

1. Thầy nói nếu 143 đau thì day nhẹ 30 cái tức là giải quyết nhiệt ở lý phải không ạ? Trả lời
Đúng rồi

Vào ngày 13:31 Thứ Tư, 30 tháng 4 2014, Huong Phan………….. <huong………….@yahoo.com.vn> đã viết:
Vâng! nhưng ở chân trong tài liệu của thầy chỉ có trừ thấp ?
Và thêm một lần em lại ngấm cái điều thầy dạy: phải luôn thận trọng.
Cái gì đến đã đến: Sau khi về BN uống thuốc hạ HA gần 2 giờ sau chạy sang nói em kiểm tra lại HA giúp vì họ thấy uống thuốc không giảm như mọi khi, cảm thấy nóng mặt rất khó chịu. Em đo và thấy tay phải 152/102 trái (em quên không ghi nhưng thấp hơn, lệch > 10 đơn vị). đặc biệt là chỉ số VĐMC: 10.7
Họ bảo chỉ cần đo để biết thôi, nhưng em bắt họ phải nằm lại xử lý. 
Em khai thông mạch cảnh, làm bộ giáng và HA 2 tay đã tương đối đều nhau
(P: 140/92' t: 142/92). Vậy là bên thấp vượt bên cao 2 đơn vị. BN nói thấy dễ chịu hơn. Em cho về để theo dõi tiếp. (Nói để họ yên tâm là em làm nó lên thì sẽ làm nó hạ, cứ yên tâm về nghỉ đi)
Thật hú vía! Nhưng em thấy hài lòng vì nhiều khi cứ lăn tăn tự hỏi là nếu làm thế này..... thì sẽ thế nào nhỉ?..... 
Đây là một bài học cho em.
Em cảm ơn thầy! 

Me
To Huong Phan…………….
Apr 30 at 12:06 PM
1- sao không trục thấp ở bàn chân?
2- với bn HA cao thì cần uống thuốc trước khi đến.
3- nên dùng reply để thầy tham khảo các mail cũ.
4- bắt bn tự cào bụng là đúng
5- thêm TVGĐ



"Huong Phan…………." <huong…………@yahoo.com.vn> đã viết:

Hu hu! Thầy ơi!......
Hôm qua chữa cho BN Hiếu xong thì họ kêu chân ra nhiều mồ hôi, về nhà tự nhiên sôi bụng đi ngoài xong là thôi, bụng nhẹ. Vậy em hiểu là cào dầu trừ thấp ở chân đã có dấu hiệu tốt. 
Hôm nay em kiểm tra chân vẫn rất lạnh, bụng cũng lạnh luôn, lưng thì không lạnh lắm và cả cái lưng toàn thấy nốt thâm đen. Vậy là hàn thấp quá nặng rồi. Em vẫn cào dầu trừ thấp ở chân, xong cứ lăn tăn sợ chưa đủ độ, mà trục thấp ở bụng thì ngại (hi hi.... họ là đàn ông mà thầy....) nên đánh liều thử cào dầu trục thấp ở mặt (mặc dù dự tính HA sẽ tăng). Cào xong, hơ TV cào 60- ở chân rồi lại TV(không dầu) cào 60- trên mặt, dò vạch điểm đau vùng 129 xuống 60-
KQ: BN nói thấy rất dễ chịu, nhưng em chạm da mặt họ cảm thấy HA đang lên. Đo thì đúng vậy. HA số trên và số dưới đều lên, riêng nhịp tim thấp (65), đặc biệt chỉ số van động mạch chủ tăng cao (10.7) thế mới chết chứ.... Em làm các động tác hạ HA (nó giảm 4 - 5 đơn vị thôi) để BN về nhà uống thuốc (mấy ngày rồi, sáng nào họ cũng uống thuốc hạ HA). 
Em nói cứng với họ rằng, vì cần thiết phải trục thấp ra nên phải chấp nhận vậy. 
Theo Thầy như vậy có nguy hiểm lắm không ạ? Em rất ngại trục thấp ở bụng cho họ theo hình vẽ trong tài liệu của thầy. Hi hi.... Mặc cả với họ nếu trên mặt vẫn làm HA tăng lên thì phải về nhà bắt bà vợ ông ấy cào trục thấp ở bụng và khai thông ở háng. 
Hi hi... thầy ơi! làm sao đây?

Me
To Huong Phan ……………
Apr 29

- Thực tế em khám như sau:
HA: tay phải:     144  / 104  / 97      7.9                            
                              3 / 1.7   /  4.3     0/0                                              
tay trái: 143 / 92 / 99      8.4
                 3/ 1.9/ 4.0      2/1
Nhiệt độ trán: 35,2; mũi: 33,7; cằm: 35,1;  gan bàn chân: 32,1; lòng bàn tay ko cao.
Da thịt săn chắc nhưng tối màu, da mặt dày bì bì.
Niêm mạc mắt đỏ đều không phân biệt rõ lớp trong và ngoài.  Tròng trắng ẩn vàng màu vàng khá đậm và có tia máu.

trả lời
BN này cao tâm trương: viêm hẹp val ĐM chủ. TV, vùng 60-.
niêm mạc mắt đỏ đều, bàn chân lạnh: thấp hàn: cào dầu trừ thấp bàn chân.
Đó là chủ lực. Còn lại trị viêm xoang
Cần kiêng các chất gây viêm