Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

BÓN.



Bón là đại tiện (đi cầu, đi đồng, đi ngoài,đi xông,đi xã…..v.v….nhưng cụ thể nhất là đi ỉa…..) khó khăn; hoặc vài ngày mới đi được một lần hoặc ngày nào cũng đi cầu nhưng ngồi lâu mới xong việc.
Xưa nay, chúng ta thường dùng từ “táo bón” để chỉ việc đại tiện khó khăn này.
Thật ra đây là 2 chữ riêng biệt mà chủ yếu nhất để diển tả chuyện “đại sự khó khăn” này là chữ BÓN. Còn......Táo chỉ có nghĩa là khô khan, mà hổng phải ai và lúc nào phân cũng khô khan khi bị bón. Có khi khó đại tiện mà phân vẫn nhão nhẹt…….kỳ lạ thiệt…..hihi.
Có 2 hình thức: bón mà phân khô cứng (bón táo), bón mà phân mềm nhão (bón ướt). Trong bón táo có một trường hợp phân cứng và nhỏ như phân dê, loại này phức tạp nên không được đề cập ở đây.
Có thể quý vị đang tin dùng một loại thuốc làm mềm phân có hiệu quả và đã dứt bệnh. Nếu là một bệnh nhân lớn tuổi (trên 70) bị bón sau cơn tai biến thì loại thuốc này là chọn lựa tốt nhất. Nhưng nếu quý bạn còn trẻ đang lệ thuộc thuốc này (vì hể nghỉ uống là bón lại ngay) thì hãy thử dùng phương pháp này xem sao nhé.
1-      Bón táo: dùng ngón tay vuốt nhẹ nhàng theo hình vẽ 50 lượt mỗi tối trước khi ngủ và sáng sớm khi đi cầu. Sau khi đã đi cầu được mỗi ngày, chừng 7 ngày liên tiếp thì nên thao tác cách ngày; một ngày làm một ngày nghỉ. Sau khi trị cách ngày mà vẫn đi cầu đều mỗi ngày trong 1 tuần lể thì có thể ngưng trị. Lưu ý: cách này không dùng được trong táo bón phân dê nêu trên đâu nha. Nếu dùng có thể bị bón nặng hơn.
2-      Bón ướt: chấm dầu theo các huyệt (màu đỏ), sau đó xức dầu theo vùng (màu xanh) mỗi ngày. Lúc nào cũng được. Sau khi đi cầu bình thường 3 ngày liên tiếp thì ngưng trị.

Tạ Minh, Hóc môn 04-03-2010.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét