Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

BỐN BỘ HUYỆT CẦN THUỘC LÒNG.

 4 BỘ HUYỆT CẦN THUỘC LÒNG ĐỂ DÙNG KHI GẶP .


BỘ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ khi bị chấn thương.


Tạ Minh.


 Đây là bộ TAN MÁU BẦM đã được tôi thiết lập từ 1988, nay triển khai để hoàn chỉnh hơn.

I/- PHÁC ĐỒ

156 - +, 38 - +, 7 - +, 50, 37, 3 - +, 61 - +, 290 - +, 16 - +, 26. Phản chiếu bộ vị.

II/- KỸ THUẬT

 Châm kim: lưu kim 20 phút. Kết quả cao nhất.

 Gõ búa cao su nhỏ, hoặc day quẹt: 30 cái mỗi huyệt.

 Xung điện: 30 nhịp mỗi huyệt.

 Rung huyệt: mỗi huyệt chừng 10 giây đồng hồ.

Phải tác động đúng thứ tự nêu trên mới phát huy hết tác dụng 

III/- TÁC DỤNG

 Tan máu bầm và tan sưng do va chạm. Tan sưng bầm do bong gân (nếu sái khớp thì phải nắn sửa khớp trước vì bộ huyệt này không sửa khớp được). 

 Tiêu các u bướu, các ứ tích chức năng hoặc thực thể.

IV/- KINH NGHIỆM

 Bộ huyệt này hiệu quả càng cao khi điều trị càng sớm ngay trong ngày bị chấn thương, có thể chỉ sau 3 – 4 lần châm cách khoảng 3 – 4 giờ một lần là tan biến không còn dấu vết, không còn đau đớn gì. Nếu dùng các kỹ thuật khác thì hiệu quả kém hơn nhưng cũng vẫn nhanh hơn dùng các biện pháp khác như đắp muối, bóp rượu thuốc… 

 Nếu để quá ngày mới điều trị thì kết quả cũng yếu nhưng vẫn tốt dù có khi bị đã vài tháng hay vài năm. 

 Nếu mới bị va chạm, trị ngay mà không thấy có hiệu quả gì về mặt giảm đau hay giảm sưng thì phải nghĩ ngay đến trật khớp hay có tổn thương đến phần xương như nứt, gãy. Phải đến bệnh viện chụp X quang và bó bột ngay. Bệnh nhân thường mất cảnh giác ở những xương nhỏ như xương bàn hay xương ngón tay chân làm cho bị tật về sau. 

 Bộ huyệt này tối cần thiết trong các trường hợp bại liệt do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não có xuất huyết.

  Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân chấn thương bị mổ sọ não 2 lần mới thoát chết, xuất viện Chợ Rẫy trong tình trạng liệt nửa người. Sau 2 tháng châm có kết hợp tập vật lý trị liệu, bệnh nhân đi đứng sinh hoạt bình thường, chỉ còn liệt nhẹ vùng bàn tay vận động bình thường nhưng lực yếu (vì một góc nhỏ não bị hoại tử phải cắt bỏ – theo lời thân nhân bệnh nhân). 

 Một trường hợp khác bị dập tủy cổ (kết quả MRI: mất cấu trúc chất trắng-xám nội tủy nặng nhất ở ngang C3-C4), liệt tứ chi, xuất viện đã hơn 2 tháng nhưng vẫn chưa tự tiêu tiểu được, tứ chi nhúc nhích được nhưng rất hạn chế. Tôi châm một tuần (6 lần), bệnh nhân đã điều khiển tiêu tiểu như ý, rút ống thông tiểu và không cần bơm thuốc khi đi cầu. Sau hai tuần chân có sức và bắt đầu tập đi. Sau một tháng đã đi được, có người dìu. Lúc bấy giờ bệnh nhân xin nghỉ để đến BV tập VLTL.

 Về bại liệt do di chứng xuất huyết não thì có nhiều. Kết quả rất tốt nếu được điều trị sớm ngay khi xuất viện.

LƯU Ý: 

 Không được dùng quá 3 tuần lễ. 

 Có thể kỵ thai.


BỘ TIÊU VIÊM GIẢI ĐỘC khi bị nhiễm độc thực phẩm, côn trùng cắn.


Tạ Minh. 

I/- PHÁC ĐỒ

 106, 26, 61 + -, 3 + -, 37, 50, 41, 17 - +, 38 + -, 104 + -, 156 + -, 235, 87, 143.

II/- KỸ THUẬT

 Chẩn đoán hàn nhiệt, chọn kỹ thuật thích hợp. Tốt nhất là châm kim. Tuy nhiên trong tình trạng cơ thể như vầy, rất dễ bị vựng châm (ngất xỉu trong khi châm). Day dầu trong bệnh hàn, rung huyệt hoặc day bằng vaseline trong bệnh nhiệt.

III/- TÁC DỤNG CHỦ TRỊ

 Giải độc máu, lọc máu. Khu phong độc. Chống dị ứng do ăn uống (nếu cần có thể thêm bộ Bổ trung). Giải độc cho cơ thể và làm tan viêm ứ do nhiễm độc. Dĩ nhiên cũng cần thêm vài huyệt trong bộ Lọc thấp như 240, 290, 7, 347.

 Nên dùng trong những trường hợp: 

 Có nhiễm độc như côn trùng cắn, phỏng hóa chất (thêm phản chiếu nơi bị cắn, bị phỏng). 

 Nhiễm độc thực phẩm – nếu mới bị nên thêm phản chiếu ống tiêu hóa; nếu bị đã vài ngày rồi thì không nên vì sẽ hạn chế vùng tác dụng trong khi chất độc đã phát tán toàn thân, chỉ dùng sau khi bệnh nhân đã tỉnh hẳn nhưng còn đau bụng. Nhiễm độc ở đây thuộc khía cạnh hóa chất, không phải nhiễm trùng, các triệu chứng giống nhau (đau bụng, sốt, tiêu chảy) chỉ thêm có biểu hiện về thần kinh như choáng váng, ù tai, mờ mắt, nhức đầu. 

 Những bệnh do máu bị ô nhiễm mà ra như ghẻ nhọt, chàm lác, dị ứng thức ăn. Trường hợp này cần điều chỉnh tổng trạng để hỗ trợ. 

 Có thể dùng vài lần đầu (3 đến 5 lần) trong những viêm xoang mạn tính.

 

Tạ Minh, 2006.


TÁM VÙNG BẠCH HUYẾT khi bị sốt siêu vi.

Lương y Tạ Minh.


  

Phác đồ này kế thừa và phác huy cải biên lại từ phác đồ Phản Chiếu 6 Vùng Bạch Huyết của thầy Châu cho nên nó biến thành 8 vùng. 

Tôi không chọn vùng xoay quanh vành tai mà chọn vùng “đối vành tai” vì vùng đối vành tai là phản chiếu cột sống của đồ hình bào thai lộn ngược trong Nhĩ Châm do BS Nogier vẽ ra.

Tôi chọn vùng đường cong đi từ huyệt 61 đến gần huyệt 143 vì đường cong này mới là phản chiếu của bẹn háng, còn đường cong đi từ 61 qua 74, 64 rồi vào gần 19 là phản chiếu bờ mông. Bẹn háng mới là nơi tập họp nhiều hạch bạch huyết hơn vùng bờ mông.

            Tôi thêm vùng mí tóc trán vì ở đây là phàn chiếu lưng trong đồ hình ngoại vi trên trán (đồ hình định khu võ não), đồng thời lại nằm trên kinh Biệt của Dương Minh chuyên trị sốt cao.

            Như ta đã biết, hệ bạch huyết chạy dọc theo hai bên cột sống và tập trung nhiều ở 3 vùng cổ, nách và bẹn háng. Đồng thời các nơi này cũng là nơi tụ hội các hạch thần kinh thực vật (TK giao cảm và đối giao cảm) do đó phác đồ này cũng chữa được các bệnh do hệ này rối loạn gây ra. Nhưng trường hợp này bạn cần chẩn đoán hàn nhiệt để có thủ pháp phù hợp.

 

KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG:

            Cào mỗi vùng 30 lượt theo thứ tự từ vùng 1 đến vùng 8. Cần tác động liên tiếp 4 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 giờ mới có hiệu quả.

            Bệnh Nhiệt, thân nhiệt trên 37.5 độ C, bạn tác động phải trước trái sau ở vùng 2,3,4,5,6,7,8. 

            Bệnh Hàn, thân nhiệt dưới 36.5 độ thì bạn tác động trái trước phải sau ở các vùng 2,3,4,5,6,7,8.

 Khi bệnh nhân không sốt hoặc không rét, ta cần tác động thay đổi theo cách dưới đây, không tính vùng số 1 vì ở giữa:

            Bệnh nhân ấm (thân nhiệt từ 36,7 đến 37,5 độ C): tác động phải trước trái sau ở các vùng 2,4,6,8 (số chẳn). Trái trước phải sau ở các vùng 3,5,7 (số lẻ).

            Bệnh nhân mát (thân nhiệt từ 36,5 đến 36,7 độ C): tác động trái trước phải sau ở các vùng số chẳn. Phải trước trái sau ở các vùng số lẻ.

CHỦ TRỊ:

            Có hiệu quả cao với các bệnh do siêu vi gây ra. Kể cả nhiễm siêu vi mới phát hay mạn tính. Đã có thành công trong trường hợp nhiễm siêu vi gan, tuy nhiên số ca bệnh đã gặp chưa nhiều, cần nghiên cứu xác định thêm.

            Riêng trong sốt cao do siêu vi thì rất hiệu quả do tôi cũng như các học viên áp dụng từ 2010 đến nay.

            Hiệu quả trong các bệnh do rối loạn thần kinh thực vật, nhưng số ca cũng chưa nhiều, cần xác minh thêm.

TP Vinh, Nghệ An, ngày 06-07-2012.

Hiệu đính: Hà Nội 30-12-2014.

Lương y: Tạ Minh


TỰ CẦM MÁU NGAY TẠI CHỔ


Cuối năm 1986, tôi như một con chim mới ra ràng. Vừa được thầy B.Q.Châu tuyển vào làm việc chung ca chiều 2-4-6 với ông. Vừa mừng vui vừa lo lắng vì hiểu biết về y học chưa có gì, kinh nghiệm sử dụng DC cũng ít ỏi. Tôi hay la cà ra 19 bis Phạm Ngọc Thạch xem các anh chị đi trước làm việc để học hỏi thêm. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi xem anh Thành (là cựu SQ trợ  y của QL.VNCH) làm việc thì nghe ngoài sân ồn ào hẳn lên. Chạy ra, tôi thấy một thanh niên mặc bộ đồng phục công nhân, bàn tay trái đầm đìa máu, hốt hoảng kêu “mấy thầy ơi…cứu em với”. Anh Thành cũng chạy ra ngay sau lưng tôi, anh nói : “nắm chặc cổ tay lại, đưa vào vòi nước rữa…ông Minh bấm bộ cầm máu cho ổng đi”. Rồi anh vào bàn làm việc tiếp vì BN khá đông đang chờ. Tôi và anh công nhân ấy làm theo lời anh Thành. Sau khi máu trên bàn tay anh ta đã trôi sạch. Các ngón tay tôi vẫn chưa dám rời khỏi mặt anh. Một vết thương dài suốt bề ngang của 4 ngón tay trỏ,giữa,áp út và út sâu đến thấy xương trắng hiện ra trước mắt tôi. Máu đã ngưng. Tôi bảo anh mở bàn tay mặt đang nắm chặc cổ tay trái từ từ từng chút một. Cho đến khi anh bỏ hẳn bàn tay mặt ra, máu vẫn không thấy chảy. Thật là kỳ diệu.

Đợi thêm một chút, tôi cũng rời các ngón tay tôi ra khỏi mặt anh. Máu vẫn không chảy.Đưa anh vào trong, chúng tôi tạm băng bó cho anh. Bấy giờ chúng tôi mới biết anh là công nhân xưởng in số 5 ở cuối đường Phạm Ngọc Thạch, nhận nhiệm vụ mang 2 lưỡi dao xén giấy đi mài, loại dao này làm bằng thép dài hơn một thước, ngang độ 5-6 cm, dầy độ 5-6mm. Anh bọc hai lưỡi dao nặng nề đó sơ sài bằng 2 lớp giấy báo. Tay trái cầm chúng, tay phải cầm ghi đông chiếc xe đạp cà tàng lơn tơn đem chúng đi mài. Tới trước chổ chúng tôi, anh sơ suất sụp một “ổ gà” trên đường, hai cái dao đó sút ra và gây thương tích cho anh.

Đó là lần đầu tiên tôi áp dụng bộ huyệt cầm máu để can thiệp vào một vết thương đang ra máu.

Một bộ huyệt để lại ấn tượng mạnh với tôi, không biết do ai tìm ra từ trước khi tôi học DC. Ấn tượng không chỉ ở công hiệu mà còn là không hề thêm bớt được kể từ khi tôi biết DC đến nay.

Sau này tôi áp dụng cho khá nhiều ca bệnh kiểu này, đều thành công.

Có một ca cũng khó quên. Khoảng năm 1987, một cô gái đến xin chữa đau bụng(!?). Hỏi kỹ, hóa ra cô đau dạ dày đã lâu. Mấy hôm nay đau quá không chịu nổi mới chịu đến với chúng tôi. Đi cầu phân đen thui. Tôi bảo cô:

-          đau lâu vậy sao kg đi BS hay BV chữa trị. Cô đau ở đó, đi cầu phân đen là bị loét bao tử rồi. Để lâu rũi bị lũng bao tử thì sao? Ở đây đâu có vá bao tử cho cô dược!

-          dạ… em biết em đau bao tử….em ở quê vô mua bán ve chai,không có hộ khẩu BV đâu có nhận em (thời điểm đó-thời bao cấp, việc khám bệnh còn rất khó khăn). Em cũng không có tiền đi BS đâu. Tại đi qua đây, thấy đông người…… hỏi mới biết là có chữa bịnh từ thiện nên em mới dám vô xin mấy thầy cô chữa cho em. Thầy không chữa thì thôi chớ em không đi BS đâu…!

Tôi cứng họng, bèn châm cho cô bộ huyệt cầm máu này và vài huyệt chống viêm dạ dày. Hai hôm sau, cô đến tươi tỉnh cho biết bụng bớt đau, phân cũng vàng lại rồi. Tôi châm cho cô như cũ. Sau đó, không bao giờ gặp lại cô này. Có lẻ, sinh kế và thiếu hiểu biết về bệnh lý “không cho” cô tiếp tục đến khi thấy không còn đau bụng và phân đã bình thường. Không biết sau này cái dạ dày của cô ra sao?

Bộ huyệt này chỉ có 3 huyệt thôi. Rất dễ tự làm. Các bạn ráng học thuộc và tập thao tác cho thuần thục. Khi có việc, hữu ích rất lớn.

Chảy máu bên nào, dùng huyệt bên đó. Nếu trong nội tạng nên dùng cả 2 bên.

Nếu tự làm cho mình. Dùng bàn tay bên này bấm các huyệt ở bên kia mặt là dễ nhất. Đặt đầu ngón tay cái vào huyệt 61, ngón trỏ vào huyệt 16, ngón áp út vào huyệt O. Đặt nhẹ thôi, không cần bấm cho đau đâu nhé.

Tạ Minh. Sài Gòn 2009

1 nhận xét:

  1. top 25 thực phẩm bổ máu  bạn nên biết. Tất cả đều từ các món ăn hàng ngày, dễ làm, dễ chế biến, giá thành rẻ mà tác dụng cao

    Trả lờiXóa