Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

SUY NGHĨ VỀ Y KHOA.



Chúng ta, là con người là sinh vật, chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: sinh, già, bệnh, chết. Sức khỏe của chúng ta với các đột biến khiến nó là không thể bảo đảm, kể cả ở một thầy chữa bệnh. Trên thế giới rất nhiều y bác sĩ cũng không thoát được bị bệnh tật hành hạ và dứt điểm mạng sống. Vì sao?

Gần 30 năm đam mê theo đuổi nghề y, nghiên cứu nhiều ngành khác nhau thuộc Y Khoa (có môn chỉ thuần trên sách vở), tôi rút ra một kết luận như thế này: Y khoa là phải gồm các ngành dùng thuốc (hóa dược và thảo dược, thực phẩm-là một dạng thảo dược), dùng huyệt, dùng mổ xẻ, dùng hơi thở, nắn chỉnh xương khớp.

Tây y (Y Học Hiện Đại) sở trường về các bệnh lây nhiễm do vi trùng (bacteria), về các tổn thương thực thể của các cơ quan tổ chức cơ thể, các bệnh cần phẫu thuật, về bổ sung chất dinh dưỡng, về cấp cứu nhờ sự hổ trợ của khoa học kỹ thuật.

Y Học Dân Tộc (thuốc) sở trường các điều chỉnh rối loạn chức năng của nội tạng tổ chức, các tổn thương thực thể nhẹ do rối loạn chức năng lâu ngày mà ra, lây nhiễm do siêu vi trùng (virus), về bổ sung chất dinh dưỡng.

Châm cứu, bấm huyệt – nói chung là các phương pháp dùng huyệt (tuy cũng thuộc YHDT nhưng lại khá khác với dùng thuốc, nhiều thầy rất giỏi thuốc nhưng không biết gì về châm cứu) sở trường về các bệnh rối loạn chức năng của thần kinh, mạch máu, các hoạt động chức năng của nội tạng.

Thiền, Yoga, Khí công và nhiều trường phái khác cùng thuộc ngành này, sở trường về các bệnh thuộc tinh thần tâm lý và chức năng nội tạng còn tương đối nhẹ dù có thể khá phức tạp mà ngành dược hoặc ngành dùng huyệt không điều trị được vì nguyên nhân gây bệnh từ tâm lý tinh thần. Ngành Tâm lý y khoa (Tây Y) trong đó chủ lực là Phân Tâm Học cũng thuộc ngành này.

Nắn chỉnh xương khớp mà ở dân tộc Việt Nam mình gọi là Trật Đã –đã có từ rất lâu, gần đây có môn tương tự là Tác Động Cột Sống do Cụ Nguyễn Tham Tán sáng lập; hiện nay phương Tây cũng thành lập và thịnh hành một khoa tương tự đó là Chiropactic. Chuyên nắn chỉnh các khớp xương về đúng vị trí nguyên thủy để chữa bệnh. Có rất nhiều trường hợp không dùng biện pháp này thì không chữa được. Nhất là trục trặc ở cột sống. Thậm chí rất nhẹ mà dần dần, rất chậm rãi…….bệnh tiến triển dần đến chổ có thể gây tử vong vì chữa sai phương pháp. Vì sự chèn ép thần kinh khiến rối loạn các chức năng ngày càng nặng khiến thực thể tổn thương theo mà không ai có thể ngờ tới một sai khớp nho nhỏ không thấy được trên X quang (nhưng với kinh nghiệm, chuyên viên ngành này vuốt nhẹ là có thể biết trục trặc ở chổ nào, ra sao) lại có thể gây suy tim, suy hô hấp, suy gan thận………Thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chỉ là một bệnh thường gặp trong ngành này. Loại nguyên nhân sai khớp cột sống này đôi khi có diển biến gây bệnh rất chậm. Không nhìn ra vấn đề này, các thầy thuốc cố gắng tăng liều hoặc đổi thuốc hoặc thêm thuốc, dù hóa dược hay thảo dược thì đến một lúc nào đó quá ngưỡng chịu đựng, cơ thể bị mắc bệnh mới song song với bệnh ban đầu vì tác dụng thuốc mà bệnh ban đầu thì không lui hẵn, chỉ giãm cường độ theo từng giai đoạn.

Mỗi ngành đều có sở trường, sở đoãn và đều phong phú, rối rắm như rừng. Nên một người khó lòng ôm đồm hay giỏi nhiều ngành cùng lúc. Và……….. đa số con người khi suy nghĩ hành động đều bị buộc chặc vào quan điểm, lề thói, kiến thức thu thập trong quá trình sống. Từ đó, khi trị bệnh các thầy thuốc đều cố gắng xoay sở theo sở trường và tập quán kiến thức của mình mà không nghĩ đến các phương pháp của các ngành hàng ngang khác. Tuy rằng hiện nay, nhiều người đã thấy và đã chịu liên kết phối hợp các ngành này với nhau trong chữa bệnh nhưng……vẫn còn quá ít và sơ sài, nhất là ở các cơ sở thuần Tây Y.

Ngành Y do các Nhà Nước phương Tây quản trị chỉ nhìn nhận ngành Tây y là chính thống. Các Nhà Nước phương Đông thì thêm được Đông Y vào hàng chính thống (hiện nay là Y Học Dân Tộc)…… và hệ thống Y Nhà Nước đã xếp các ngành kia là thứ yếu nên gọi là Y Học Bổ Sung. Họ không biết rằng hoặc không cần biết rằng tất cả các ngành đều trọng yếu ngang nhau. Bởi nếu cần giải phẩu mà tránh né thì……….,cần bổ sung vi lượng mà không chịu bổ sung thì……..,cần khai thông huyệt đạo kinh mạch mà tránh né thì………,cần nắn khớp mà không chịu thì……..đều sai phương án điều trị cả. Phương án đã sai thì không thể có kỹ thuật đúng.

Vấn đề là một bệnh cụ thể thuộc sở trường của ngành nào, người thầy thuốc hướng bệnh nhân theo ngành đó mới có kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.


Lương Y Tạ Minh, Sài Gòn 12-09-2014.

5 nhận xét:

  1. Ý kiến nêu trong bài của anh Tạ Minh rất xác đáng và đủ, nhưng không mấy người làm nghề y có được quan điểm như vậy.Ngay cả người bệnh cũng vậy thôi, ai thích hay tin vào phương pháp nào thì theo phương pháp đó, nên họ cũng phải nhận lấy kết quả nhiều khi không như mong đợi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trách nhiệm của người chữa bệnh là tư vấn cho bệnh nhân và khuyến khích họ chọn các khía cạnh tốt nhất. Không vì tự ái cá nhân hoặc danh tiếng tập thể mà bỏ qua phương pháp khác tốt hơn phương pháp sở trường của mình.

      Xóa
  2. Ở bên Đức, đã có rất nhiều bệnh viện lớn áp dụng cách khám, chữa đông, tây y, khí công... phối hợp. Khi có một bệnh nhân đến thì cả 4 thầy thuốc, tây y, đông y, châm cứu, khí công cùng khám một lúc, và xem bệnh rơi vào trường hợp phải chữa bằng cách nào, thì ông thầy khoa, ngành đó sẽ chịu trách nhiệm chữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như vậy mới đúng, nhưng đôi khi cần 2-3 bộ môn thì sao ?

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa