Nghĩa đen của ĐỘT QUỴ là quỵ xuống một cách đột ngột. Người
ta có thể quỵ xuống đột ngột khi tinh thần khủng hoảng, khi tuột đường huyết,
hoặc khi có một biến cố của hệ tim mạch.
Đột quỵ có khá nhiều nguyên nhân xa hay gần, nhưng nếu có
liên quan đến hệ tuần hoàn (còn gọi là hệ tim mạch) tỷ lệ để lại di chứng rất
cao. Vì vậy, muốn phòng ngừa việc đột quỵ chúng ta cần giữ cho hệ tim mạch luôn
luôn khỏe mạnh. Ngoài trường hợp bẩm sinh, giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh là một
việc không khó; sống luôn đúng phép dưỡng sinh nhưng cần kiên trì và chặc chẽ
hàng ngày, cái này mới khó…...
Kiên trì tập thể dục (không cần chơi thể thao), điều độ
trong mọi sinh hoạt ăn uống, làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn, thiền định
càng tốt. Thời gian gần đây,”dân chơi” người VN mình lạm dụng từ thư giãn để chỉ
sự vui chơi; trong khi bản chất vui chơi là một kiểu hoạt động khác của thể xác
hoặc tinh thần, còn thư giãn bản chất là thả lỏng toàn thân từ tinh thần đến
thể xác. Lưu ý điểm này kẻo hiểu lầm tai hại…..! Như nghe nhạc sau khi làm việc
mệt mỏi thực ra là một kiểu bắt cơ thể hoạt động khác đi để tránh nhàm chán gây
căng thẳng, nhưng tai và não vẫn hoạt động để cảm thụ và phân tích âm thanh.
Thư giãn đúng nghĩa chỉ có thể là Thiền Định hoặc ngủ.Thiền có cấp độ thư giãn
cao hơn ngủ, vì trong khi ngủ bạn có thể nằm mơ, cũng là một dạng hoạt động
khác của não. Còn khi Thiền đúng mực, não bộ được nghỉ ngơi hoàn toàn. Cho nên
khi Thiền sâu, không ngủ vẫn tỉnh táo.
Khi hệ tim mạch đã biến đổi xấu đi thì việc tái lập sự khỏe
mạnh của chúng lại khó hơn, cần kiên trì và chặc chẽ hơn nữa.
Khó, vì các biến đổi xấu đi của tim mạch gồm hệ quả của các
cơ quan khác và cả của chính nó. Nó có thể biến đổi theo nguyên lý, cơ chế của
Tây y lẫn Đông y.
Kiên trì vì các biến đổi của tim mạch là một quá trình trục
trặc tâm sinh lý dài lâu mới thành hệ quả. Cần có thời gian để đẩy lùi các trục
trặc đó.
Chặc chẽ vì sau khi đã bị biến đổi, chúng rất dễ phát triển
thêm mà lại khó bị đẩy lui. Mà trong cuộc sống ngày càng phức tạp như hiện nay
chúng ta dễ bị lơ đãng, hoặc rơi vào một tình thế khó giữ vững nề nếp của mình.
Thêm một điểm khó nữa là cần giữ vững tâm lý của mình trong
suốt cuộc hành trình đẩy lui bệnh hệ tim mạch hay các bệnh khác: sự thanh thản,
an nhiên tự tại. Chữa bệnh nhưng vẫn
phải giữ tinh thần thoải mái không lo sợ buồn phiền gì cả, chỉ thuần túy là
thực hiện các hoạt động cải thiện sức khỏe mà thôi. Nói cách khác là giữ
cho Tâm (tinh thần) khỏe mạnh dù thân đang bệnh. Muốn vậy, không gì bằng THIỀN
ĐỊNH. Hãy tập thiền định khi còn đang khỏe mạnh, phơi phới sức sống. Thiền định rất tốt, tuy không phòng chống
được mọi bệnh tật nhưng nó giúp chúng ta vượt qua mọi sự một cách tương đối dễ
dàng kể cả bệnh tật hay các tai nạn khác của kiếp người.
Vì vậy, mà các bạn thấy trong tài liệu của tôi, khi nói đến
bệnh hệ tim mạch tôi luôn nhắc nhở việc dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bởi vì một
BS kể cả BS nội khoa tuy cũng hiểu biết về tim mạch nhưng kiến thức và kinh
nghiệm về tim mạch không đầy đủ và sâu sắc như BS chuyên khoa TM.
Đôi lời chân tình,
mong các bạn lưu tâm.
Với kiến thức không hoàn chỉnh (vì tôi không phải là BS
chuyên khoa tim mạch), với kinh nghiệm chưa đầy dặn (vì tuổi đời còn kém nhiều
bậc lão y), với lãnh vực hạn hẹp là chỉ chuyên về dùng huyệt (trong đó, phần
nhiều là thuộc Diện Chẩn), tôi viết bài này chỉ nhằm nêu lên, đóng góp một vài
kinh nghiệm nhỏ trong lãnh vực tim mạch và đột quỵ đã gặp và đã xử trí mà thôi.
ĐỐI PHÓ VỚI ĐỘT QUỴ.
Như đã nêu trên, đột quỵ chỉ là hiện tượng giống nhau của
nhiều bản chất khác nhau. Do đó, việc can thiệp cấp cứu đột quỵ không đơn giản
như một số bài viết xuất hiện trên internet.
Nếu khi đó mà bạn đo được huyết áp và phân biệt được HA âm
chứng hay HA dương chứng thì việc cấp cứu tại chổ mới có tỷ lệ thành công cao,
bằng không sẽ dễ gây tai hại thêm khi nhầm lẫn thủ pháp khiến tình hình nguy
ngập thêm, nếu may mắn không hại thêm thì lại làm chậm lại cơ may cấp cứu cho
BN tại BV……mà trường hợp này, nhanh chậm vài giây có ý nghĩa lớn và vô cùng quý
giá.
Cho nên tốt nhất là
đưa ngay BN đến bệnh viện gần nhất.
Trong khi trên đường đến BV bạn có thể tạm thời can thiệp
như sau:
Đo HA theo cách của tôi đã hướng dẫn để biết BN có đang bị
cơn cao HA hay không, và là HA dương hay
âm chứng.
Nếu HA bình thường hoặc thấp, chỉ cần bấm 19 cho BN tỉnh
dậy. Xem thêm bài ngất xỉu trong tài liệu của tôi.
Nếu HA cao dương chứng: Uống thuốc hạ huyết áp nếu có. Day
bộ Giáng ở mặt, có thể kết hợp với thủ pháp chích nặn máu ở Thập Tuyên (đầu 10
ngón tay, ngón chân). Nếu không thành công ngay thì day Bổ Âm Huyết ở mặt và
không làm gì thêm.
Nếu HA cao âm chứng. Uống thuốc hạ huyết áp nếu có, hơ bộ
Thăng ở bàn chân, có dầu càng tốt.
Nếu chỉ biết HA bệnh
nhân cao mà không biết được tình trạng HA là âm hay dương chứng thì thuốc hạ
huyết áp là cần thiết mà không làm gì thêm……..và cũng như nếu không biết tình
trạng HA của BN thì không can thiệp gì cả, chờ để BV can thiệp là
tốt nhất.
ĐỀ PHÒNG ĐỘT
QUỴ.
Đột quỵ luôn có
liên quan đến bệnh lý của hệ tim mạch. Vì thế muốn không đột quỵ ta cần có một
hệ tim mạch khỏe mạnh. Nhưng nếu lỡ mang bệnh thuộc hệ tim mạch thì làm sao
đây?
Hãy chọn bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị cho
mình, luôn tuân thủ quy
trình điều trị và theo dõi của bác
sĩ…….. Và sinh hoạt sống theo đúng
PHÉP DƯỠNG SINH của Đông Y.
1. Theo Tây y: uống thuốc đúng giờ, đúng
liều, luôn có ít nhất một viên thuốc cấp cứu huyết áp trong túi, kể cả đang ở
trong nhà. Vì có nhiều trường hợp HA đột biến, BN cảm nhận được, đi lấy thuốc
cất trong tủ mà vẫn không uống kịp. Luôn đo huyết áp mỗi ngày 3 lần: sáng lúc
mới thức giấc còn trên giường, trưa sau khi ăn xong, tối trước khi ngủ. Ghi
chép vào sổ riêng và đưa BS xem mỗi lần tái khám. Việc này rất có lợi cho bạn
vì BS sẽ nhận định rõ ràng hơn tình hình biến động HA của mình và dễ dàng điều
chỉnh thuốc hợp lý và ít tốn kém nhất cho mình. Nếu muốn kết hợp với thảo dược
Bắc-Nam thì nên cẩn thận từng bước và ngưng ngay khi thấy tiến triển xấu đi.
2.
Theo Đông y:
·
Luôn giữ cho tinh thần thoải mái an vui và thanh
thản, tránh các xúc động bất cứ kiểu gì từ buồn lo, giận dữ kể cả vui mừng
(việc này cần sự hợp tác chặc chẽ của các thành viên trong gia đình).
·
Giữ cho nhiệt độ cơ thể bình ổn, không để cơ thể
chịu đựng nóng hay lạnh (tốt nhất là không cảm thấy nóng hay mát quá), do đó
nên mặc quần áo tùy thời tiết hoàn cảnh cụ thể, luôn luôn chú ý cảm giác ấm mát của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.
Không để mắc mưa, tốt nhất là không đi trong mưa dù có áo mưa. Đi ra khỏi nhà
nên cầm theo một chiếc áo gió dù trời đang nóng để dùng khi cần thiết vì thời
nay nhiều nơi để máy điều hòa hơi lạnh.
·
Không ăn uống chất có nồng độ cao như quá chua,
quá cay, quá mặn, tránh các chất kích thích như thuốc lá bia rượu…..vv….kết hợp
với các chỉ định về ăn uống của Tây y khi có các bệnh khác kèm theo HA. Vì HA
là một bệnh do Tây Y khám phá ra nên họ có nhiều công trình nghiên cứu và kinh
nghiệm hơn. Riêng tôi thấy rằng HA dương chứng cần kiêng rượu, có thể dùng bia
chút ít cho vui. Nếu HA âm chứng thì lại nên kiêng bia và có thể dùng chút ít
rượu cho vui khi có dịp.
·
Tập thói quen tốt là trước khi có một hành động
gì đó kể cả việc ăn uống là nghĩ ngay đến việc này, chất này có gây ảnh hưởng
xấu đến bệnh của mình không?
·
Học và tập Thiền Định, tuy nhiên không nên cưởng
bức cơ thể khi cảm thấy mỏi mệt căng thẳng khi tập Thiền. Khi cảm thấy chớm
căng thẳng hay mỏi mệt là xả thiền ngay. Tập
Thiền ngay khi chưa có bệnh, càng sớm càng tốt trong cuộc đời mình.
Không nói đến các điều cao siêu theo tôn giáo, bản chất của
Thiền căn bản là cho não nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mỏi mệt, tập cho
não thực hiện được thao tác hoạt động và ngưng nghỉ khi cần theo ý muốn của
mình; dần dần làm chủ được các cảm xúc bản thân. Vì thế, tư thế ngồi không bắt
buộc bán già hay kiết già (tư thế hoa sen) gì cả mà có thể ngồi trên ghế, chỉ
cần lưng thẳng, cổ thẳng. Nhìn về phía trước cách vị trí ngồi chừng 1 đến 1,5
mét là được. Thở bình thường. Chọn không
gian yên tỉnh.
Khi thiền, dừng mọi hoạt động của não bộ như suy nghĩ, hồi
tưởng, mơ ước…… Không nhớ đến điều gì hay người nào cảnh nào. Ví dụ như hể nhớ
đến ai việc gì thì vất bỏ quên ngay bằng cách chú ý đến hơi thở đang vào hay
đang ra, đếm từ 1 đến 10. Cụ thể vào 1 ra 1, vào 2 ra 2…..cho đến 10 rồi trở
lại 1. Vì hơi thở dài hơn tiếng đếm nên bạn có thể đếm “vào 1…1…1” cho đến khi
hết thở vào, rồi đếm “ra 1…1…1” cho đến khi thôi thở ra. Biện pháp này nhằm
chuyển sự tập trung của sự chú ý vào việc thở vào ra và đếm mà quên đi người
hay việc bỗng nhớ đến. Thời gian đầu không làm được vì chỉ cần 1 hay 2 lần thở
là lại nhớ ngay đến việc vừa rồi hoặc việc khác. Hãy bình tỉnh và kiên nhẫn,
rồi “thời gian quên” sẽ dài ra hơn. Khi theo dõi và đếm số lần hơi thở vào ra
được 10 - 20 lần của 10 hơi thở mà không bị phân tâm (nhớ việc hay người hay
cảnh). Nên nâng cao một bước nữa là không đếm mà chỉ theo dõi hơi thở vào và ra
mà thôi. Như chỉ niệm “vào…vào…vào”……rồi “ra…ra…ra”. Cứ thế, cho đến khi chừng
3 phút mà không nghĩ gì cả là bắt đầu đạt. Đến đây bạn có thể không cần niệm
vào và ra mà chỉ ngưng ý nghĩ để theo dỏi hơi thở. Khi thuần thục đến giai đoạn
này bạn không cần chú ý gì vào hơi thở nữa mà chỉ ngưng không suy nghĩ. Phát
triển khả năng này càng kéo dài càng tốt. Tuy nhiên khi thấy cơ thể mỏi mệt
căng thẳng thì xã thiền ngay, đứng lên, đi đi lại lại cho thư giãn. Lần sau tập
tiếp. Khi thiền với tư thế ngồi ghế thoải mái thì xã thiền chỉ là đứng lên đi
lại một lúc là được. Khi ngồi thiền bán hay kiết già, bạn cũng chỉ cần nằm ngữa
ra, đưa 2 chân lên cao một lúc cho máu đen trở về bụng và tim, rồi đạp xe đạp
trong tư thế nằm ngữa đó vài chục vòng, rồi tự xoay cổ chân vài chục vòng……Chỉ
vậy là đủ.
Khi ngồi yên được chừng 30 phút mà tâm không tán loạn (suy
nghĩ lung tung) là trình độ thiền của bạn khá tốt. Hãy duy trì và phát triển
cao hơn nữa.
Tiến bộ đến giai doạn này, bạn có thể tập thiền bất cứ lúc
nào rãnh rỗi. Có thể đang làm việc hay học tập mỏi mệt bạn ngưng vài phút để
thiền tại chổ, không bận tâm đến xung quanh. Nếu được như vậy bạn sẽ thấy sự
mỏi mệt của não bộ tan biến nhanh chóng. Khả năng làm việc của não phục hồi khá
lên hẵn.
Cho đến khi bạn điều khiển được não bộ: cho phép nó suy nghĩ
hay bắt nó ngưng suy nghĩ như ý muốn chỉ trong vòng từ 1 đến 3 hơi thở là đạt.
Thiền còn có nhiều mức độ khác cao hơn khó hơn nhưng ở bài
này như vậy là đủ để bảo vệ não bộ và góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn rồi.
Lương-y Tạ Minh, Hà Nội 06-08-2013.