Cuối năm 1986, tôi như một con chim mới ra ràng. Vừa được
thầy B.Q.Châu tuyển vào làm việc chung ca chiều 2-4-6 với ông. Vừa mừng vui vừa
lo lắng vì hiểu biết về y học chưa có gì, kinh nghiệm sử dụng DC cũng ít ỏi.
Tôi hay la cà ra 19 bis Phạm Ngọc Thạch xem các anh chị đi trước làm việc để
học hỏi thêm. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi xem anh Thành (là cựu SQ trợ y của QL.VNCH) làm việc thì nghe ngoài sân ồn
ào hẳn lên. Chạy ra, tôi thấy một thanh niên mặc bộ đồng phục công nhân, bàn tay
trái đầm đìa máu, hốt hoảng kêu “mấy thầy ơi…cứu em với”. Anh Thành cũng chạy
ra ngay sau lưng tôi, anh nói : “nắm chặc cổ tay lại, đưa vào vòi nước rữa…ông
Minh bấm bộ cầm máu cho ổng đi”. Rồi anh vào bàn làm việc tiếp vì BN khá đông
đang chờ. Tôi và anh công nhân ấy làm theo lời anh Thành. Sau khi máu trên bàn
tay anh ta đã trôi sạch. Các ngón tay tôi vẫn chưa dám rời khỏi mặt anh. Một
vết thương dài suốt bề ngang của 4 ngón tay trỏ,giữa,áp út và út sâu đến thấy
xương trắng hiện ra trước mắt tôi. Máu đã ngưng. Tôi bảo anh mở bàn tay mặt
đang nắm chặc cổ tay trái từ từ từng chút một. Cho đến khi anh bỏ hẳn bàn tay
mặt ra, máu vẫn không thấy chảy. Thật là kỳ diệu.
Đợi thêm một chút, tôi cũng rời các ngón tay tôi ra khỏi mặt
anh. Máu vẫn không chảy.Đưa anh vào trong, chúng tôi tạm băng bó cho anh. Bấy
giờ chúng tôi mới biết anh là công nhân xưởng in số 5 ở cuối đường Phạm Ngọc Thạch,
nhận nhiệm vụ mang 2 lưỡi dao xén giấy đi mài, loại dao này làm bằng thép dài
hơn một thước, ngang độ 5-6 cm, dầy độ 5-6mm. Anh bọc hai lưỡi dao nặng nề đó
sơ sài bằng 2 lớp giấy báo. Tay trái cầm chúng, tay phải cầm ghi đông chiếc xe
đạp cà tàng lơn tơn đem chúng đi mài. Tới trước chổ chúng tôi, anh sơ suất sụp
một “ổ gà” trên đường, hai cái dao đó sút ra và gây thương tích cho anh.
Đó là lần đầu tiên tôi áp dụng bộ huyệt cầm máu để can thiệp
vào một vết thương đang ra máu.
Một bộ huyệt để lại ấn tượng mạnh với tôi, không biết do ai
tìm ra từ trước khi tôi học DC. Ấn tượng không chỉ ở công hiệu mà còn là không
hề thêm bớt được kể từ khi tôi biết DC đến nay.
Sau này tôi áp dụng cho khá nhiều ca bệnh kiểu này, đều
thành công.
Có một ca cũng khó quên. Khoảng năm 1987, một cô gái đến xin
chữa đau bụng(!?). Hỏi kỹ, hóa ra cô đau dạ dày đã lâu. Mấy hôm nay đau quá
không chịu nổi mới chịu đến với chúng tôi. Đi cầu phân đen thui. Tôi bảo cô:
-
đau lâu vậy sao kg đi BS hay BV chữa trị. Cô đau ở đó,
đi cầu phân đen là bị loét bao tử rồi. Để lâu rũi bị lũng bao tử thì sao? Ở đây
đâu có vá bao tử cho cô dược!
-
dạ… em biết em đau bao tử….em ở quê vô mua bán ve
chai,không có hộ khẩu BV đâu có nhận em (thời điểm đó-thời bao cấp, việc khám
bệnh còn rất khó khăn). Em cũng không có tiền đi BS đâu. Tại đi qua đây, thấy
đông người…… hỏi mới biết là có chữa bịnh từ thiện nên em mới dám vô xin mấy thầy
cô chữa cho em. Thầy không chữa thì thôi chớ em không đi BS đâu…!
Tôi cứng họng, bèn châm cho cô bộ huyệt cầm máu này và vài
huyệt chống viêm dạ dày. Hai hôm sau, cô đến tươi tỉnh cho biết bụng bớt đau,
phân cũng vàng lại rồi. Tôi châm cho cô như cũ. Sau đó, không bao giờ gặp lại
cô này. Có lẻ, sinh kế và thiếu hiểu biết về bệnh lý “không cho” cô tiếp tục
đến khi thấy không còn đau bụng và phân đã bình thường. Không biết sau này cái
dạ dày của cô ra sao?
Bộ huyệt này chỉ có 3 huyệt thôi. Rất dễ tự làm. Các bạn
ráng học thuộc và tập thao tác cho thuần thục. Khi có việc, hữu ích rất lớn.
Chảy máu bên nào, dùng huyệt bên đó. Nếu trong nội tạng nên
dùng cả 2 bên.
Nếu tự làm cho mình. Dùng bàn tay bên này bấm các huyệt ở
bên kia mặt là dễ nhất. Đặt đầu ngón tay cái vào huyệt 61, ngón trỏ vào huyệt
16, ngón áp út vào huyệt O. Đặt nhẹ thôi, không cần bấm cho đau đâu nhé.
Tạ Minh. Sài Gòn 2009
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét