CHUYÊN ĐỀ DC-ĐKLP

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH DO NƯỚC ÉP TRÁI CÂY !



Ồ……có thiệt không đó ?
Thiệt….mà chỉ thường xảy ra với ai có huyết áp thấp… từ 110/xx trở xuống.
Kiểu bệnh này chỉ thường xảy ra khi máy ép nước trái cây tràn lan ở VN. Vì mọi người thấy rằng ngon miệng hơn, tiện hơn, bổ hơn vì nạp được lượng nhiều hơn. Vì các nhà sản xuất muốn bán được hàng đã ra sức quảng cáo những tiện lợi của việc dùng máy ép nước trái cây. Rồi vài vị có chuyên môn y khoa cũng khuyên mọi người nên dùng nước ép trái cây nhiều nhiều với những dẫn chứng nghe rất có lý.
Than ôi…… có thể họ không biết hoặc biết nhưng lờ đi cái lý “vừa phải” của quy luật thiên nhiên. Không có cái gì quá mức lại không gây một biến cố cả, là một quy luật thường được tổng quát hóa trong DỊCH HỌC: cực tất phản, cùng tất biến. Có điều muốn phản hay biến thì cần có THỜI. Chữ THỜI trong Dịch học tương tự chữ DUYÊN trong Phật học là yếu tố tình cờ BẤT ĐỊNH.
Loài người là sinh vật cần được nạp nhiều thứ để sống mà khả năng chuyển hóa lại dở,thua xa các sinh vật khác. Cho nên hể nạp chất gì nhiều nhiều một chút là dể có chuyện. Ưu và khuyết điểm cùng ở điểm này.
Từ xa xưa,con người đã thích nghi với “cắn,nhai, rồi mới nuốt”. Nuốt bao nhiêu là vừa? Khi no, khi ngán là vừa. Khổ nổi, cơ thể lại chịu sự sai khiến của ý chí. Thế là chính ý chí làm cơ thể biến đổi khi quá trình “áp bức” lập đi lập lại…thành quen (phản xạ có điều kiện) rồi lại cứ ngở rằng….đó là chuyện tự nhiên của mình. Là quy trình tiến tới “ghiền” của con người.
Ồ…tôi lan man mất rồi. Phải trở lại đề tài chính.
Khi ăn, thường chỉ chừng 1-2 trái táo (pome,apple) là no hay ngán. Khi làm một ly nước táo, bạn cần bao nhiêu trái cho một ly kha khá mới “đã”? Bao lâu bạn uống một ly?
Thực vật vốn nhiều tính âm (cái này khó hiểu với cái nhìn khoa học Tây phương). Tôi sẽ bàn về Âm Dương sau này. Trì trệ là một tính chất của âm. Khi cơ thể nạp nhiều chất âm, sinh lý cơ thể bị trì trệ. Sinh lý trì trệ là bệnh phải theo sau. Đây là lý do Sư tổ Đạt Ma dạy, bắt đệ tử rèn luyện thể lực để phòng bệnh khi phải ăn chay trường. Rốt cục lại phát sinh vỏ phái, bất đắc dĩ gây “một cuộc gió tanh mưa máu” thời Càn Long, chưa kể những cuộc tranh đấu với “bên ngoài” nhỏ khác trước đó. Trái với tôn chỉ của Đức Phật : hòa bình, tranh đấu với “bên trong”. Ồ….tôi lại lan man rồi.
Một trong những triệu chứng xảy ra khi nạp nhiều chất âm là “chóng mặt” (Đông y gọi là Huyễn vựng). Chóng mặt, nặng đầu mà huyết áp không cao. Đi BS, chẩn đoán là Rối Loạn Tiền đình, Thiểu năng tuần hoàn não (nôm na là thiếu máu não) uống thuốc cả tuần lể vẫn không giãm. BS chẩn đoán không sai chút nào cả. Nhưng khổ là thuốc Tây dở với bệnh này, dở với nguyên nhân gây bệnh này thì đúng hơn.
Lỡ rơi vào tình trạng này, bạn nên ngưng thuốc Tây và dùng bài “ ăn không tiêu” đã viết, kèm theo cách sau: xức dầu theo hình vẽ.
Chú ý: bạn không được dùng giải pháp này khi huyết áp từ 140/xxx trở lên. Cần chuyên môn Đông y.
Chớ nên lạm dụng nước ép trái cây.
Tạ minh. Sài Gòn 01-05-2010.

 

2 nhận xét:

  1. Bệnh rối loạn tiền đình ngày nay nó đang trẻ hóa dần tác động tới cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Các nguyên nhân rối loạn tiền đình là khác nhau đối với mỗi đối tượng.Chính vì vậy bạn nên thường xuyên để ý đến tình hình sức khỏe nhằm nhận ra ra dấu hiệu rối loạn tiền đình. Qua đó có thể ngay từ bây giờ thăm khám thầy thuốc chuyên khoa để có cách trị rối loạn tiền đình thích hợp .

    Trả lờiXóa