Bài này có thể dùng
chung cho các trường hợp viêm đau khớp, trừ trường hợp có nguyên nhân thoái hóa
khớp, bệnh Gút.
Triệu chứng lâm sàng: đau khớp là triệu chứng chính, sưng hoặc không sưng hoặc đỏ hoặc nóng hoặc lạnh là các triệu chứng phụ (là triệu chứng có thể có có thể không). Thể trạng không nói lên điều gì, có nghĩa người ốm hay mập đều có thể mắc bệnh này.
Theo Đông y là do “phong hàn thấp tà ứ đọng ở khớp, uất lâu hóa hỏa, khí trệ huyết ứ”. Theo Tây y là bệnh tự miễn nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Theo tôi, bản chất của bệnh này là do âm dương mất cân bằng hay suy yếu, khí huyết kém. Trên lâm sàng có 2 dạng âm và dương chứng. Từ đây chia ra các chi tiết khác.
Dương chứng: khớp đau, sưng, đỏ, nóng. Chẩn đoán cần hội đủ các hiện tượng sau: huyết áp dương chứng hoặc quân bình. Niêm mạc một lớp đỏ tươi hoặc đỏ tối (không tươi), đôi khi hai lớp nhưng lớp ngoài luôn đỏ. BN sợ nóng. Bàn chân ấm hay nóng.
Có 3 trường hợp:
· Thuần túy do nhiệt thấp: bàn chân ấm, không sốt. Điều trị: day Tiêu Viêm ở mặt, trừ thấp ở bàn chân và mặt,phản chiếu khớp đau. Day khai thông quanh khớp. Nếu BN có cảm giác nóng người có thể day Bộ Giáng trước. Tuy nhiên không nên lạm dụng bộ Giáng trong trường hợp này, khi BN thấy không nóng người nữa là ngưng vì dùng lâu sẽ hại nguyên khí của BN.
· Có nhiễm trùng: bàn chân nóng, người sốt. Day bộ Giáng, Tiêu Viêm, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp. Cũng có thể dùng bộ Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.
· Âm hư huyết kém, có thấp nhiệt: bàn chân ấm, người không sốt. Day Bổ Âm Huyết ở bàn chân và mặt, lọc thấp, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.Kết quả chậm.
Âm chứng: khớp đau. Chẩn đoán cần hội đủ các hiện tượng: huyết áp âm chứng hoặc quân bình,niêm mạc mắt hồng, nhạt tới trắng, đôi khi hai lớp nhưng lớp trong luôn nhạt hay trắng lớp ngoài chỉ hồng tươi hay hồng tối. BN sợ lạnh. Bàn chân mát tới lạnh. Đôi khi khớp cũng sưng,ấm, hồng (khác với nóng đỏ; điểm này khi gặp nhiều thì phân biệt không khó. Âm chứng mà có ấm hồng ở khớp là do bế tắc vi mạch gây ra chớ không phải là nhiệt tà). Đôi khi có trường hợp niêm mạc mắt đỏ toàn bộ (đây là do hàn thấp quá nhiều ép nhiệt xông lên trên che lấp hiện trạng thực tế của huyết).
Có 3 trường hợp:
· Thuần túy do hàn thấp: bàn chân lạnh, người sợ lạnh, niêm mạc mắt có thể đỏ tối toàn bộ. Điều trị: nhẹ thì hơ có dầu Bổ Trung,cào dầu Trừ Thấp ở bàn chân. Nặng thì hơ Bộ Thăng, hơ trừ thấp ở bàn chân. Hơ khai thông quanh khớp có dầu hay không dầu cũng được. Chú ý: Không làm ở mặt nếu mặt không lạnh. Nếu mặt mát lạnh thì day có dầu Bộ Thăng, cào đầu Trục Thấp. Cần khám lại ở lần điều trị kế tiếp để chẩn đoán lại và thay đổi phác đồ khi thấy niêm mạc mắt thay đổi.
· Dương hư: bàn chân lạnh, người sợ lạnh, niêm mạc mắt nhạt đều hay hồng đều. Điều trị: hơ có dầu Bộ Thăng ở bàn chân, day dầu ở mặt Bộ Thăng, hơ khai thông quanh khớp, có dầu hay không dầu cũng được.
· Dương hư kèm Âm hư lẫn khí huyết kém: bàn chân mát tới lạnh, người sợ lạnh lẫn nóng, niêm mạc mắt nhạt tới trắng. Trường hợp này khó, hiệu quả chậm hơn các trường hợp nêu trên. Tùy bàn chân mát hay lạnh. Bàn chân mát thì chỉ day dầu bộ Bổ Âm Thăng, Lọc thấp ở bàn chân; ở mặt thì day Bổ Âm Thăng rồi Lọc Thấp, phản chiếu. Day dầu khai thông quanh khớp (không hơ). Bàn chân lạnh thì hơ (không có dầu) Bổ Âm Thăng ở bàn chân. Ở mặt thì nếu mặt bình thường, chỉ day Bổ Âm Thăng, lọc thấp,phản chiếu. Nếu mặt mát lạnh thì có thể day như trên mà có dầu. Day dầu khai thông quanh khớp.
Nêu trên chỉ là 6 trường hợp điển hình của bệnh đau viêm khớp. Trên thực tế có thể có sự pha trộn nhưng chỉ là pha trộn của thấp vào mà thôi. Như Dương hư kèm thấp hàn, Âm hư kèm thấp nhiệt, Âm Dương lưỡng hư kèm thấp hàn lẫn thấp nhiệt…vv.. Nhất là khi có thấp, yếu tố này sẽ che lấp các hiện trạng thực tế của huyết khiến ta khó chẩn đoán hơn. Vì vậy luôn khám lại trước khi điều trị là việc phải làm để có thể bám sát thực tế lâm sàng. Nếu theo đúng phương hướng này có lúc bạn sẽ thấy hôm trước niêm mạc mắt đỏ rực mà lại hôm sau trắng bệt, lúc này mới thật sự biểu lộ huyết của BN rất kém. Vì thế, dù chưa giỏi Đông y, chưa biết bắt mạch bạn vẫn có thể chẩn và trị được một số bệnh khó mà ít sai lầm.
Có những trường hợp BN viêm khớp do nhiễm trùng, đã uống kháng sinh theo toa BS, đã hết sốt, đã giãm sưng đau nhưng không khỏi hẵn. Đó là vì CHÍNH KHÍ SUY (Âm Dương suy hay mất cân bằng,Khí Huyết kém). Nếu không điều bổ âm dương khí huyết cho BN thì khó lòng khỏi bệnh, nếu có khỏi thì lại tái phát trong một ngày không xa.
Như đã trình bày trong tài liệu của tôi. Một bệnh cụ thể đôi khi chỉ là tại chổ, nhưng hầu hết đều do tổng trạng suy yếu mà ra (chính khí suy). Nếu chỉ chữa tại chổ mà không điều chỉnh tổng thể (phục hồi chính khí) thì tuy bệnh có giãm hay khỏi nhưng sẽ tái phát sớm. Tất cả những điều này tôi đã trình bày trong phần “Nguyên tắc chẩn đoán” và “Nguyên tắc điều trị”. Các bạn cần đọc kỹ và nghiên cứu kỹ hai phần này để hiểu và áp dụng được phần “Các bệnh thường gặp” trong “GIÁO ÁN CHẨN TRỊ BỆNH BẰNG DC-ĐKLP KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y” của tôi.
LƯU Ý: day có nghĩa là day không có dầu, day dầu là day có chấm dầu vào que dò hay huyệt hay vùng tác động. Hơ có nghĩa chỉ hơ, hơ dầu là hơ mà có chấm dầu vào nơi hơ. Các bạn không nên tự ý thêm thắt theo thói quen. Hãy từ bỏ các thói quen,lúc nào cũng lăn rồi day rồi hơ….vv . Sẽ viết về đề tài kỹ thuật sử dụng dụng cụ và tác dụng, tác hại của chúng khi dùng sai.
Vài lời tâm huyết, xin quý DIỆN CHẨN VIÊN lưu ý…………
. Luong y Tạ Minh.TP.Thái Bình 17-7-2011.
Triệu chứng lâm sàng: đau khớp là triệu chứng chính, sưng hoặc không sưng hoặc đỏ hoặc nóng hoặc lạnh là các triệu chứng phụ (là triệu chứng có thể có có thể không). Thể trạng không nói lên điều gì, có nghĩa người ốm hay mập đều có thể mắc bệnh này.
Theo Đông y là do “phong hàn thấp tà ứ đọng ở khớp, uất lâu hóa hỏa, khí trệ huyết ứ”. Theo Tây y là bệnh tự miễn nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Theo tôi, bản chất của bệnh này là do âm dương mất cân bằng hay suy yếu, khí huyết kém. Trên lâm sàng có 2 dạng âm và dương chứng. Từ đây chia ra các chi tiết khác.
Dương chứng: khớp đau, sưng, đỏ, nóng. Chẩn đoán cần hội đủ các hiện tượng sau: huyết áp dương chứng hoặc quân bình. Niêm mạc một lớp đỏ tươi hoặc đỏ tối (không tươi), đôi khi hai lớp nhưng lớp ngoài luôn đỏ. BN sợ nóng. Bàn chân ấm hay nóng.
Có 3 trường hợp:
· Thuần túy do nhiệt thấp: bàn chân ấm, không sốt. Điều trị: day Tiêu Viêm ở mặt, trừ thấp ở bàn chân và mặt,phản chiếu khớp đau. Day khai thông quanh khớp. Nếu BN có cảm giác nóng người có thể day Bộ Giáng trước. Tuy nhiên không nên lạm dụng bộ Giáng trong trường hợp này, khi BN thấy không nóng người nữa là ngưng vì dùng lâu sẽ hại nguyên khí của BN.
· Có nhiễm trùng: bàn chân nóng, người sốt. Day bộ Giáng, Tiêu Viêm, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp. Cũng có thể dùng bộ Phản Chiếu Hệ Bạch Huyết, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.
· Âm hư huyết kém, có thấp nhiệt: bàn chân ấm, người không sốt. Day Bổ Âm Huyết ở bàn chân và mặt, lọc thấp, phản chiếu khớp, day khai thông quanh khớp.Kết quả chậm.
Âm chứng: khớp đau. Chẩn đoán cần hội đủ các hiện tượng: huyết áp âm chứng hoặc quân bình,niêm mạc mắt hồng, nhạt tới trắng, đôi khi hai lớp nhưng lớp trong luôn nhạt hay trắng lớp ngoài chỉ hồng tươi hay hồng tối. BN sợ lạnh. Bàn chân mát tới lạnh. Đôi khi khớp cũng sưng,ấm, hồng (khác với nóng đỏ; điểm này khi gặp nhiều thì phân biệt không khó. Âm chứng mà có ấm hồng ở khớp là do bế tắc vi mạch gây ra chớ không phải là nhiệt tà). Đôi khi có trường hợp niêm mạc mắt đỏ toàn bộ (đây là do hàn thấp quá nhiều ép nhiệt xông lên trên che lấp hiện trạng thực tế của huyết).
Có 3 trường hợp:
· Thuần túy do hàn thấp: bàn chân lạnh, người sợ lạnh, niêm mạc mắt có thể đỏ tối toàn bộ. Điều trị: nhẹ thì hơ có dầu Bổ Trung,cào dầu Trừ Thấp ở bàn chân. Nặng thì hơ Bộ Thăng, hơ trừ thấp ở bàn chân. Hơ khai thông quanh khớp có dầu hay không dầu cũng được. Chú ý: Không làm ở mặt nếu mặt không lạnh. Nếu mặt mát lạnh thì day có dầu Bộ Thăng, cào đầu Trục Thấp. Cần khám lại ở lần điều trị kế tiếp để chẩn đoán lại và thay đổi phác đồ khi thấy niêm mạc mắt thay đổi.
· Dương hư: bàn chân lạnh, người sợ lạnh, niêm mạc mắt nhạt đều hay hồng đều. Điều trị: hơ có dầu Bộ Thăng ở bàn chân, day dầu ở mặt Bộ Thăng, hơ khai thông quanh khớp, có dầu hay không dầu cũng được.
· Dương hư kèm Âm hư lẫn khí huyết kém: bàn chân mát tới lạnh, người sợ lạnh lẫn nóng, niêm mạc mắt nhạt tới trắng. Trường hợp này khó, hiệu quả chậm hơn các trường hợp nêu trên. Tùy bàn chân mát hay lạnh. Bàn chân mát thì chỉ day dầu bộ Bổ Âm Thăng, Lọc thấp ở bàn chân; ở mặt thì day Bổ Âm Thăng rồi Lọc Thấp, phản chiếu. Day dầu khai thông quanh khớp (không hơ). Bàn chân lạnh thì hơ (không có dầu) Bổ Âm Thăng ở bàn chân. Ở mặt thì nếu mặt bình thường, chỉ day Bổ Âm Thăng, lọc thấp,phản chiếu. Nếu mặt mát lạnh thì có thể day như trên mà có dầu. Day dầu khai thông quanh khớp.
Nêu trên chỉ là 6 trường hợp điển hình của bệnh đau viêm khớp. Trên thực tế có thể có sự pha trộn nhưng chỉ là pha trộn của thấp vào mà thôi. Như Dương hư kèm thấp hàn, Âm hư kèm thấp nhiệt, Âm Dương lưỡng hư kèm thấp hàn lẫn thấp nhiệt…vv.. Nhất là khi có thấp, yếu tố này sẽ che lấp các hiện trạng thực tế của huyết khiến ta khó chẩn đoán hơn. Vì vậy luôn khám lại trước khi điều trị là việc phải làm để có thể bám sát thực tế lâm sàng. Nếu theo đúng phương hướng này có lúc bạn sẽ thấy hôm trước niêm mạc mắt đỏ rực mà lại hôm sau trắng bệt, lúc này mới thật sự biểu lộ huyết của BN rất kém. Vì thế, dù chưa giỏi Đông y, chưa biết bắt mạch bạn vẫn có thể chẩn và trị được một số bệnh khó mà ít sai lầm.
Có những trường hợp BN viêm khớp do nhiễm trùng, đã uống kháng sinh theo toa BS, đã hết sốt, đã giãm sưng đau nhưng không khỏi hẵn. Đó là vì CHÍNH KHÍ SUY (Âm Dương suy hay mất cân bằng,Khí Huyết kém). Nếu không điều bổ âm dương khí huyết cho BN thì khó lòng khỏi bệnh, nếu có khỏi thì lại tái phát trong một ngày không xa.
Như đã trình bày trong tài liệu của tôi. Một bệnh cụ thể đôi khi chỉ là tại chổ, nhưng hầu hết đều do tổng trạng suy yếu mà ra (chính khí suy). Nếu chỉ chữa tại chổ mà không điều chỉnh tổng thể (phục hồi chính khí) thì tuy bệnh có giãm hay khỏi nhưng sẽ tái phát sớm. Tất cả những điều này tôi đã trình bày trong phần “Nguyên tắc chẩn đoán” và “Nguyên tắc điều trị”. Các bạn cần đọc kỹ và nghiên cứu kỹ hai phần này để hiểu và áp dụng được phần “Các bệnh thường gặp” trong “GIÁO ÁN CHẨN TRỊ BỆNH BẰNG DC-ĐKLP KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y” của tôi.
LƯU Ý: day có nghĩa là day không có dầu, day dầu là day có chấm dầu vào que dò hay huyệt hay vùng tác động. Hơ có nghĩa chỉ hơ, hơ dầu là hơ mà có chấm dầu vào nơi hơ. Các bạn không nên tự ý thêm thắt theo thói quen. Hãy từ bỏ các thói quen,lúc nào cũng lăn rồi day rồi hơ….vv . Sẽ viết về đề tài kỹ thuật sử dụng dụng cụ và tác dụng, tác hại của chúng khi dùng sai.
Vài lời tâm huyết, xin quý DIỆN CHẨN VIÊN lưu ý…………
. Luong y Tạ Minh.TP.Thái Bình 17-7-2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét