Mùa hè sắp tới, nắng nóng sắp về, các kiểu bệnh theo mùa sẽ
đến. Kiểu bệnh gì? Đó là bệnh thuộc dạng nhiệt (nóng). Cảm nóng, tiêu chảy đột
ngột, viêm hô hấp (mũi, xoang, họng, phế quản), khó ngủ, cảm nước…….là những
triệu chứng bệnh thường gặp. Ngoài ra còn một triệu chứng rất khó chịu cho bạn
đọc khi gặp phải là cảm thấp thử. Bệnh này có hiện tượng khát, uống nước nhiều
kể cả nước ướp lạnh hay nước đá vẫn không hết khát khiến bạn uống cho đến khi bụng
bạn chướng đầy ăn không được. Với thuốc Tây thì coi như bó tay, thuốc Nam Bắc
thì cần y lý vững mới có phương thang tốt. Nhưng với DC thì khá đơn giản, bạn tự
điều trị cho mình được. Đó là dùng bộ Trừ Thấp. Tuy nhiên trước khi dùng bộ huyệt
này; bạn cần xem nơi nào lạnh nhất ở các bộ phận mặt, bàn tay, bàn chân, bụng.
Bạn chỉ cần xoa dầu cao và cào nơi đó theo Bộ Trừ Thấp hay Trục Thấp là xong.
Các bệnh khác, đã nói đến trong chương “Các bệnh thường gặp”
trong tài liệu giảng dạy của tôi biên soạn. Mời bạn đọc tham khảo trong đó để
trị cho đúng, cho đạt hiệu quả mau lẹ, phục hồi sức khỏe nhanh.NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH.
1- Cảm nước: mùa nóng, ta thường thấy khó chịu, thèm tắm. Tắm nhiều lần trong ngày, thế là cảm nước. Vậy, cho dù nóng thế nào bạn cũng chỉ nên tắm nhiều nhất là 2 lần thôi. Một lần vào khoảng 2g đến 5 giờ chiều, tắm cho sạch sẽ. Một lần vào lúc trước khi đi ngủ là tắm nhanh cho mát.
2- Cảm
nóng: nóng nực thì cần làm cho mát người. Dùng quạt, máy lạnh, uống nước lạnh,
ăn uống thức làm mát như trà thanh nhiệt, khổ qua (mướp đắng), rau má, nước dừa,
thanh long….vv… Nhưng chớ nên lạm dụng như một thói quen hằng ngày và mức độ
dùng cũng cần vừa phải thôi. Nếu không, bạn sẽ mắc các bệnh khác do lạm dụng.
Tránh né và tự bảo vệ mình trong môi trường nóng là việc tất nhiên ai cũng biết
nên tôi không đề cập nữa.
3- Tiêu
chảy đột ngột: còn gọi là tiêu chảy cấp.
Mùa nóng, thực phẫm bị hư hỏng rất nhanh, đây là nguyên nhân chính khiến bạn bị
tiêu chảy cấp. Hãy cẩn thận khi dùng thực phẫm để nguội. Trong mùa nóng, loại bệnh
này có khi không do ăn uống mà do bị nhiễm nóng ngoài da rồi đi thẳng vào đường
ruột gây ra “tiêu chảy do nhiệt” có nói đến trong tài liệu của tôi. Mời bạn xem
kỹ để không dùng kháng sinh khi không phải là nhiễm trùng.
4- Viêm
hô hấp: hệ hô hấp gồm mũi, xoang, họng, khí quản, phế quản, phổi. Trừ trường hợp
nhiễm trùng (ho, đau, sốt cao), còn lại tuy là mùa nóng nhưng bệnh hô hấp vẫn
phần nhiều lại do lạnh. Vì nóng bức, bạn ham mát, ham uống lạnh khiến bụng của
bạn bị lạnh. Bên dưới bị lạnh sẽ làm nhiệt bốc lên trên, sức nóng tụ tập bên
trên làm các bộ phận bên trên dễ bị viêm. Đây là hậu quả của tình trạng trên
nóng dưới lạnh (thượng nhiệt hạ hàn). Nếu bạn chữa trên mặt theo bệnh nhiệt thì
cũng giãm nhưng rất dễ tái lại hoặc dây dưa lâu khỏi. Nếu bạn xem kỹ sẽ thấy
bàn chân lạnh, bạn nên theo bàn chân để chữa bệnh do lạnh, mau khỏi hơn. Cụ thể
hơ Tiêu Viêm, phản chiếu, trừ thấp ở bàn chân. Nếu bạn uống lạnh nhiều và dài
lâu thì nên xem bàn tay có lạnh không ? Nếu bàn tay lạnh bạn nên hơ thêm trừ thấp
ở bàn tay.
5- Khó
ngủ: nóng nực gây khó ngủ, bạn nên day bộ Giáng trước khi ngủ, hoặc thở đường
Âm dư một chút (nóng người thì thở đường Âm trước cho đến khi người mát lại, nhưng
sau đó thì không thở dằn lại MỘT DƯƠNG như đã nêu trong bài “Âm Dương Khí Công”).
Nhưng nếu bạn có thói quen uống lạnh nhiều thì ngược lại, nên hơ Bổ Trung và
cào dầu Trừ Thấp ở bàn chân để điều hòa cơ thể. Vì như đã nêu ở trên, khi hạ
hàn thượng nhiệt thì nhiệt quấy nhiễu đầu não sẽ khiến bạn khó ngủ. Nhưng trường
hợp này bạn không nên thở dư Dương vì khi thở Dương, dương khí sẽ bốc lên trên
quấy nhiễu bên trên hơn.
Tóm
lại, tuy là mùa nắng nóng bạn cũng chớ nên lạm dụng thức ăn uống lạnh. Vậy làm
sao đây khi đi ra ngoài nắng chói chang nóng bức ?
Đơn
giản thôi……..khi cần, bạn sẽ uống nước đá một cách tự chủ: uống một hớp thôi,
nghỉ một chút để lắng nghe cơ thể đã mát chưa. Nếu chưa thấy mát, bạn lại hớp một
ngụm…..cứ vậy cho đến khi bạn thấy hết nóng bức toàn thân mà chỉ còn cảm giác
khát nước…….thì ngưng ngay cho dù ly trà đá còn đầy. Sau đó nếu vẫn còn khát, bạn
có thể uống nước thường (không ướp lạnh hay có đá) cho hết khát và cũng nên uống
chậm rãi như vậy. Thông thường chúng ta không phân biệt cảm giác khát và cảm
giác nóng, nên hay uống thức lạnh cho “đã” cho thỏa mãn cảm giác của mình. Thế
là, ngoài việc cung cấp lượng nước cần thiết, bạn đã đưa thêm nhiều cho đến dư
thừa chất lạnh vào người. Hơi lạnh
vào bụng, ngoài việc khiến nhiệt bốc lên trên nó còn gây trở ngại chức năng các
bộ phận vùng này, trực tiếp là dạ dày, ruột non, gián tiếp có tụy, gan, thận,
ruột già. Lâu ngày sinh bệnh, nhưng nó diễn biến từ từ nên bạn không phát hiện
hay nghĩ rằng chính những ly nước đá hay nước ướp lạnh là nguyên nhân của bệnh.
Tôi
không "xúi dại" bạn đâu !! Hãy thử uống nước đá và nước thường chậm rãi
theo cách này của tôi xem bạn có hết khát hết nóng không nhé !
Bạc Liêu 10-02-2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét